Tủ lạnh của chúng ta rất nhanh bị giảm tuổi thọ và phát ra tiếng ồn do nhồi nhét quá nhiều thực phẩm: thịt, thịt gia cầm, rau, bánh nướng, đồ uống, trái cây, gia vị và nhiều hơn thế nữa. Và nếu chúng hết hạn hoặc không được sắp xếp hiệu quả, bạn đang lãng phí năng lượng và tiền bạc bằng cách khiến tủ lạnh chạy quá công suất. Trong thực tế, tủ lạnh chạy không hiệu quả có thể thêm hàng ngàn kilowatt giờ (và hàng triệu đồng) hóa đơn tiền điện mỗi năm.
Nếu bạn có đủ tài chính để mua tủ lạnh mới tiết kiệm điện năng thì xin chúc mừng! Nhưng nếu bạn muốn làm tủ lạnh cũ hoạt động tiện lợi và tiết kiệm điện hơn thì vài điều dưới đây có thể giúp bạn.
Đầu tiên, kiểm tra xem các miếng đệm mút ở cửa có khít hay không. Trượt một tờ tiền giấy ở giữa khe tủ rồi đóng cửa lại. Sau đó, cố gắng kéo tờ tiền ra. Nếu tờ tiền trượt ra dễ dàng, cánh cửa có dấu hiệu đóng không đủ chặt. Lúc này, dùng khăn lau sạch hai bên đầu mút để loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu cửa tủ vẫn không khít, bạn nên cân nhắc đến việc sửa chữa để tránh tủ lạnh bị hở không khí ra ngoài.
Tiếp theo, luôn giữ các cuộn dây điện sạch sẽ. Tùy thuộc vào dòng máy, dây điện thường ở bên dưới hoặc mặt sau của tủ lạnh. Định kì hàng tháng, bạn nên dùng bản chải dài để làm sạch hết bụi bẩn.
Để tối đa hóa hiệu quả của tủ lạnh, bạn nên sắp xếp đồ ăn đúng chỗ. Trong tủ lạnh nên xếp đầy thức ăn nhưng không nên quá tải. Nếu nhồi nhét quá nhiều, không khí không thể lưu thông đủ để làm mát tất cả mọi thứ. Nếu tủ lạnh quá trống trải, máy nén phải hoạt động nhiều hơn để lấp đầy không khí nóng bên ngoài tràn vào sau mỗi lần bạn mở cửa tủ. Vì vậy, nếu có quá ít đồ ăn, bạn nên cho ở các ngăn kệ phía trên hơn là các hộc tủ kín. Không khí nóng sẽ ít tràn được vào các ngăn kéo và kệ phía trong, do đó không cần làm mát lại quá nhiều.
Dưới đây là cách tốt nhất để đóng gói đồ ăn trong tủ lạnh cho hiệu quả tối đa:
Thịt
Bạn muốn cất thịt ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Tuy vậy, vị trí lý tưởng nhất là trong ngăn kéo riêng ở dưới cùng. Có nhiều tủ lạnh còn có chế độ thiết lập nhiệt độ riêng cho ngăn kéo. Ở nhiệt độ 2oC, thịt sẽ không bị đông cứng mà chỉ có một lớp băng nhỏ trên bề mặt. Khi cất thịt trong tủ, cần bọc cẩn thận để tránh nước chảy ra các thực phẩm khác.
Pho mát Sữa chua
Pho mát và sữa chua có thể được giữ trong ngăn kéo cùng.
Trứng
Tủ lạnh nhiều có khoang đặc biệt cho trứng vào cửa, nhưng các chuyên gia thường không làm như vậy. "Trứng không nên được lưu trữ ở cửa mà thay vào đó, hãy để chúng ở nơi lạnh hơn trong tủ."
Sữa
Một số tủ lạnh có ngăn đựng sữa đặc biệt ngăn được gọi là "chill locker" mà. Nếu tủ lạnh của bạn không có đó, bạn muốn nó được ở một nơi lạnh hơn. Đừng để nó trong cánh cửa - một trong những nơi ấm áp nhất. Thông thường, kệ cao nhất trong tủ lạnh thường để đồ uống như sữa và nước trái cây.
Bơ
Nhiều người cũng hay để bơ ở cửa tủ nhưng nhiệt độ ở góc đó có thể lên đến 5 độ C khiến thực phẩm dễ tan chảy.
Gia vị Nước giải khát
Các mặt hàng này dễ hỏng nên có thể xếp ở cửa tủ.
Trái cây Rau xanh
Về cơ bản, bạn sẽ muốn giữ những thứ như rau xanh trong môi trường độ ẩm cao và táo trong môi trường có độ ẩm thấp. Trong tủ lạnh, độ ẩm các ngóc ngách gần như đều bằng nhau nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cần bọc kín một số loại như táo, lê, dưa đỏ, đào,...phát ra khí ethylene. Khí này sẽ ảnh hưởng xấu để các loại rau quả nhạy cảm với ethylene khác như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đầu xanh, rau diếp,...
Thức ăn thừa
Cất thức ăn thừa trong các hộp nhỏ hơn và cho vào tủ lạnh sau khi chúng đã nguội. Nếu cho thức ăn còn nóng, tủ lạnh sẽ phải gia tăng công suất để làm mát trở lại.
Hạt khô bột
Nếu bạn không sử dụng thường xuyên, tủ lạnh là nơi tối ưu để lưu trữ các loại bột và hạt để tránh bị hư hỏng.
Gia vị khô
Gia vị khô có thể để ở nhiệt độ phòng, tránh xa nhiệt và nguồn ánh sáng nguồn trực tiếp. Các loại gia vị màu đỏ như cayenne, ớt bột, v.v. có thể để ở trong tủ đá. Nó giúp giữ màu sắc và vị cay hăng của chúng.
Tỏi, hành tây, khoai tây
Những loại thực phẩm này không nên để trong tủ lạnh. Nếu giữ ở nhiệt độ phòng, chúng sẽ có hương vị và kết cấu ngon hơn.
Theo Dân Việt