Viêm tiểu phế quản do virus gây ra. Bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác.
Khi mới bắt đầu, trẻ thường bị viêm long hô hấp trên với các triệu chứng:
Vài ngày sau sẽ tiến triển sang viêm tiểu phế quản, với các triệu chứng:
- Thở nhanh.
- Khò khè.
- Ho nặng tiếng.
- Ăn uống khó khăn do nghẹt mũi, ho, thở mệt…
Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản thường là nhẹ và không cần tới bác sĩ. Chỉ cần sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng như: Hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C và khó chịu quấy khóc; vệ sinh mũi giúp trẻ thở dễ hơn…
1. Điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ tại nhà
- Hạ sốt: Khi trẻ mệt mỏi, khó chịu nhiều do sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen. Liều dùng: 10-15mg/kg/lần, cách 4-6 giờ một lần. Sau đó nếu trẻ không quấy khóc khó chịu nữa thì không nên dùng.
Ibuprofen có thể cho trẻ hạ sốt nhưng cần được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn sử dụng. Không cho trẻ dùng aspirin để hạ sốt.
- Thuốc ho: Chọn các thuốc ho thảo dược cho bé (nếu trẻ nhiều đờm). Không sử dụng các thuốc giảm ho dextromethorphan, kháng histamin, thuốc co mạch, vì sẽ khiến tình trạng phế quản co thắt nặng nề hơn. Các thuốc long đờm cũng có thể khiến các bé còn nhỏ, phản xạ ho chưa tốt gặp phải tình huống ứ đọng đờm, nguy hiểm… do đó không nên sử dụng.
- Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
Tuy nhiên do diễn biến của viêm tiểu phế quản có thể dẫn đến viêm phổi hoặc các sự cố tại đường hô hấp, do đó người chăm sóc trẻ phải theo dõi sát các triệu chứng ở trẻ.
Gọi cho bác sĩ để được tư vấn nếu trẻ có biểu hiện:
- Vùng da hay cơ ở giữa các xương sườn hay ở dưới bờ sườn của trẻ bị co lõm vào mỗi khi trẻ thở.
- Cánh mũi phập phồng.
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng và có sốt.
- Trẻ lớn hơn 3 tháng sốt kéo dài quá 3 ngày.
- Trẻ tiểu ít hơn ngày thường (hãy theo dõi số lượng tã mỗi ngày).
Gọi cấp cứu ngay khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ ngưng thở.
- Trẻ bắt đầu xanh tái hay nhợt nhạt.
- Khó thở nặng.
- Thở rên.
- Trông trẻ rất mệt, thở rất nặng nhọc.
2. Điều trị viêm tiểu phế quản cho bé tại bệnh viện
- Hỗ trợ hô hấp: Cho trẻ nằm đầu cao, hút đờm thường xuyên để giúp trẻ thông thoáng đường thở. Trường hợp cần thiết trẻ phải được thở bằng oxy.
- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol khí dung, nếu trẻ đáp ứng thuốc tốt sau 1 giờ thì tiếp tục cho trẻ dùng thuốc tiếp sau 4-6 giờ. Nếu trẻ không đáp ứng thuốc thì ngưng thuốc và chuyển phác đồ điều trị khác.
- Nước muối ưu trương 3% được dùng điều trị cho trẻ không đáp ứng với thuốc giãn phế quản và bị khò khè lần đầu.
- Bổ sung nước, điện giải (bằng đường truyền) và các chất dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít để tránh cho trẻ bị nôn trớ mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng. Lưu ý nếu trẻ thở nhanh, thở rít thì cần thay đổi phương thức cho ăn (dùng thìa bón từng thìa sữa nhỏ thay vì cho trẻ bú).
Trường hợp trẻ ăn quá ít, nôn ói liên tục sau khi ăn; thở nhanh… cần cho trẻ ăn qua ống sonde.
3. Điều trị biến chứng
Khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, có các biểu hiện: Sốt cao đột ngột, sốt kéo dài không hạ sốt (hoặc hạ sốt rất ít, thời gian ngắn) sau khi dùng thuốc hạ sốt; các kết quả xét nghiệm máu và chụp phim X-quang cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng thì trẻ cần được sử dụng kháng sinh.
Thuốc kháng sinh sẽ được lựa chọn là loại đặc hiệu cho viêm phổi do vi khuẩn.
Người chăm sóc trẻ cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng