1. Tác dụng chống oxy hóa, kiềm chế lão suy của kỷ tử
- Chống oxy hóa
Quá trình oxy hóa của cơ thể tạo ra các gốc tự do, đẩy mạnh quá trình lão hóa và làm phát sinh các bệnh lý ở tuổi trung niên và người cao tuổi như các bệnh lý tim mạch, bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch hay quá mẫn miễn dịch…
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng một số vị thuốc đông y trong đó có kỷ tử có tác dụng chống lại gốc tự do, làm chậm lão hóa giống như tác động chống oxy hóa của vitamin E.
Vị thuốc kỷ tử
- Đối với hệ miễn dịch
Quá trình lão hóa và tình trạng rối loạn miễn dịch có quan hệ với nhau rất mật thiết. Biểu hiện của sự rối loạn này là miễn dịch tế bào suy giảm, miễn dịch dịch thể sút kém và phát sinh tình trạng tự miễn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn và ung thư.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
2. Cách dùng kỷ tử
Trong Đông y, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, minh mục (sáng mắt); thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, ho khan, mắt nhìn không rõ, di tinh...
Có thể dùng kỷ tử chống oxy hóa, kiềm chế lão suy theo 2 cách đơn giản dưới đây:
- Trà kỷ tử
Thành phần: Kỷ tử 6g, cúc hoa 4g, lá dâu tằm 3g, hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm) 3g. Hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà hàng ngày.
Tác dụng: Giảm mỡ máu, giảm béo, sáng mắt, giảm nếp nhăn trên da mặt.
Vị thuốc cúc hoa
- Rượu kỷ tử
Thành phần: Kỷ tử 300g, rượu trắng 1000ml. Kỷ tử giã nhỏ, cho rượu vào ngâm trong 14-21 ngày trở lên là có thể dùng được ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml (1 chén con).
Tác dụng: Bổ huyết, sáng mắt, kiềm chế lão suy.
Mời bạn xem thêm video
9 “siêu thực phẩm” giúp bạn đẩy lùi lão hóa nếu ăn thường xuyên.