Cụ thể, tôi được dùng để dự phòng lao cho các nhóm người bệnh sau: Những người trong gia đình và người thường xuyên tiếp xúc với người mới được chẩn đoán bệnh lao (AFB ( ) mà có test Mantoux dương tính và chưa tiêm phòng BCG (tiêm phòng lao); những người có test Mantoux dương tính đang được điều trị đặc biệt như điều trị corticosteroid dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc độc hại với tế bào hoặc điều trị bằng chiếu tia xạ; người nhiễm HIV có test Mantoux dương tính hoặc biết đã có tiếp xúc với người bệnh có khuẩn lao trong đờm, ngay cả khi test Mantoux âm tính.
Trong điều trị lao, isoniazid tôi được chỉ định phối hợp với các thuốc chống lao khác, như rifampicin, pyrazinamid, streptomycin hoặc ethambutol theo các phác đồ điều trị chuẩn. Trong trường hợp vi khuẩn kháng isoniazid tôi hoặc người bệnh gặp tác dụng không mong muốn nặng do tôi gây ra, thì lúc này người bệnh không được dùng isoniazid tôi nữa và thay bằng thuốc khác.
Khi dùng isoniazid tôi, người bệnh cần để ý tới một số vấn đề sau để dùng thuốc được hiệu quả và an toàn nhé:
Về thời điểm uống thuốc: Nên uống isoniazid tôi tốt nhất là trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Trường hợp bị kích ứng đường tiêu hóa, có thể uống thuốc cùng với bữa ăn.
Về tương tác với các thuốc dùng cùng: Nếu người bệnh đang dùng một số thuốc để điều trị các bệnh khác đang mắc kèm cần lưu ý tới sự tương tác bất lợi của các thuốc khi dùng cùng isoniazid tôi. Ví dụ, với thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol hay rượu, isoniazid tôi có thể làm tăng độc tính với gan, đặc biệt ở người có tiền sử suy gan. Với thuốc chống nấm ketoconazol, isoniazid tôi làm giảm nồng độ của thuốc này trong máu, vì vậy làm giảm tác dụng điều trị nấm của thuốc. Với các thuốc kháng acid, đặc biệt muối nhôm làm giảm hấp thu isoniazid tôi. Vì vậy, khi uống 2 thuốc này cần phải uống cách nhau ít nhất 1 giờ...
Về bất lợi do chính isoniazid tôi gây ra: Bất lợi thường gặp nhất là rối loạn chức năng gan và nguy cơ này tăng lên theo tuổi người bệnh. Nghĩa là tuổi càng cao thì nguy cơ này càng nhiều. Ngoài ra, các biểu hiện khác mà người bệnh rất dễ nhận thấy, đó là: mệt mỏi, chán ăn; buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay đau vùng thượng vị; vàng da; viêm dây thần kinh ngoại vi với biểu hiện tê bì tay hoặc chân... Nói chung, các bất lợi này thường mất đi khi ngừng thuốc (trừ viêm gan có thể kéo dài). Ðể giảm bớt tác dụng không mong muốn của isoniazid tôi đối với hệ thần kinh, người bệnh cần dùng thêm vitamin B6 hàng ngày theo chỉ định của thầy thuốc.