1. Nhận diện bệnh ghẻ
Ghẻ do ký sinh trùng ghẻ gây nên. Khi một người bị ghẻ lần đầu tiên, có thể mất 4 đến 6 tuần mới có các biểu hiện trên da.
Các triệu chứng phổ biến nhất là ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, phát ban giống mụn, có vảy hoặc mụn nước, vết loét do gãi.
Trong giai đoạn đầu, bệnh ghẻ có thể bị nhầm với các tình trạng da khác vì phát ban trông giống nhau. Điều làm nên sự khác biệt của bệnh ghẻ là ngứa không ngừng và cơn ngứa này thường nghiêm trọng nhất ở trẻ em và người già.
Một dấu hiệu nhận biết khác của bệnh ghẻ là sự xuất hiện của các hang dọc trên da. Những đường nổi này thường có màu trắng xám hoặc màu da. Chúng được tạo ra khi ký sinh trùng ghẻ đào hầm ngay dưới bề mặt da, sau khi tạo hang, mỗi con cái đẻ 10 đến 25 trứng bên trong.
2. Cách sử dụng giấm
2.1 Với giấm trắng
- Cho 50% nước và 50% giấm trắng vào một cái bát.
- Sử dụng một miếng vải hoặc bông gòn, thoa giấm trực tiếp lên vết mẩn ngứa.
- Để nó trên da của bạn trong 15-30 phút.
- Lặp lại điều này 2-3 lần một ngày, từ 10-15 ngày.
2.2. Với giấm táo
Thoa lên tổn thương da do ghẻ như với giấm trắng hoặc uống giấm táo. Bạn có thể uống 1–2 muỗng canh (15–30 ml) giấm táo pha với nước và uống trước hoặc sau bữa ăn.
Mặc dù nhiều người cho rằng uống giấm táo có thể rất tốt trong việc loại bỏ ký sinh trùng đường ruột trong cơ thể bạn, như giun kim và sán dây, nhưng không có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ. Tuy nhiên, giấm táo vẫn có thể giúp giảm phản ứng dị ứng da bằng cách giảm viêm toàn thân của cơ thể, cũng như cung cấp chế phẩm sinh học, khoáng chất và enzym sẽ giúp da nhanh lành hơn.
3. Vì sao giấm tiêu diệt được cái ghẻ?
Khi thoa trực tiếp lên da, giấm có thể giúp chống lại bệnh ghẻ theo nhiều cách. Do tính chất axit giấm có thể giết chết cái ghẻ, cũng như làm sạch lỗ chân lông và chất thải còn sót lại sau khi ký sinh trùng ghẻ sử dụng da như một nhà vệ sinh khổng lồ.
Bên cạnh đó, giấm cũng có đặc tính chống nhiễm trùng và chống vi khuẩn nên sẽ ngăn ngừa sự nhiễm trùng của bất kỳ vết loét hở nào.
Cuối cùng, giấm sẽ củng cố hàng rào "axit" tự nhiên trên da, có nhiệm vụ ngăn chặn các sinh vật xấu và giữ những sinh vật tốt, giúp da giảm kích ứng, ngứa ngáy.
Ngoài giấm, bạn cũng có thể dùng thuốc muối (baking soda), nghệ hoặc tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn bôi lên tổn thương da do ghẻ, tiêu diệt cái ghẻ, giảm ngứa hiệu quả.
Mời bạn xem tiếp video:
Chuyên gia tư vấn: Các bệnh có thể gặp khi bơi lội I SKĐS