Thạc sỹ, Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, chuyên khoa trĩ - hậu môn trực tràng, Bệnh viện y học cổ truyền, với kinh nghiệm nhiều năm điều trị bệnh trĩ và các bệnh lý hậu môn trực tràng chia sẻ.
Trước hết chúng ta cần hiểu: bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn với biểu hiện sa giãn các búi trĩ gây chảy máu, đau rát,...
Búi trĩ là các búi mạch máu của ống hậu môn trực tràng bị giãn quá mức. Bình thường chúng có tác dụng làm lớp đệm phân, nhận cảm giác đi đại tiện. Các nguyên nhân như: rượu bia, táo bón, thai nghén, lao động nặng, …làm tăng áp lực ổ bụng, khiến các mạch máu giãn, tăng tính thấm thành mạch hình thành nên búi trĩ.
Trĩ gồm có trĩ ngoại, trĩ nội, khi chúng kết hợp với nhau thành trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội có nguồn gốc từ trên đường lược, có 4 độ
Độ 1: búi trĩ chưa sa ra ngoài, chỉ chảy máu khi đi đại tiện.
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài tự co lên khi đi đại tiện
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài phải lấy tay đẩy lên
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, thành chùm thành vòng quanh hậu môn, đẩy lên khó khăn.
Trĩ ngoại nằm dưới đường lược, sờ thấy ngay cả khi không đi đại tiện.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ?
Các nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng như: rượu bia, táo bón, lao động nặng, thai nghén,…
Phụ nữ mắc trĩ chủ yếu trong quá trình thai nghén, do thai chèn đẩy, do táo bón trong quá trình mang thai.
Cách dự phòng bệnh trĩ hiệu quả?
Dự phòng bệnh trĩ chúng ta phải giảm thiểu các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực ổ bụng.
Tránh táo bón: ăn nhiều rau, chất xơ; uống đủ nước, hạn chế ngồi hay nằm nhiều,tăng cường vận động…Một trong những biện pháp để dự phòng bệnh trĩ được người xưa hay sử dụng là dùng lá Diếp cá . Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng được coi như thảo dược tốt trị táo bón và trĩ. Diếp cá có thể dùng ăn sống hàng ngày hoặc xay ra uống. Ngoài ra có thể kể đến: khoai lang, rau mồng tơi,…
Chế độ ăn uống sinh hoạt: hạn chế chất kích thích như rượu bia, cay nóng. Các chất kích thích: rượu bia, cay nóng,..làm giãn và tăng tưới máu vùng hậu môn, dễ dẫn đến trĩ.
Chế độ làm việc: hạn chế lao động nặng thường xuyên, liên tục. Một câu hỏi thường gặp: có được tập gym không? Người bị bệnh trĩ đã điều trị khỏi hoàn toàn có thể tập gym nhưng phải tập đúng và tránh tập gắng sức quá.
Người bệnh có các bệnh lý đường tiêu hóa như: táo bón, hội chứng ruột kích thích,…cần phải điều trị
Thay đổi thói quen đi đại tiện: duy trì 1 lần/ngày, không cố rặn, không ngồi lâu, không xem điện thoại, sách báo,…
Tăng tính bền thành mạch: uống Daflon, Rutin c,…
Điều quan trọng không kém là thường xuyên liên lạc và tư vấn bác sỹ chuyên khoa.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin liên hệ:
Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Minh Ngọc
Chuyên khoa trĩ và hậu môn trực tràng – Bệnh viện YHCT
Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín hàng đầu.
Facebook: DR NGỌC - Chuyên Khoa Trĩ
Số điện thoại: 0366237664, tư vấn miễn phí 24/7