Hà Nội

Cách điều trị và phòng tránh bệnh ngoài da thường gặp

26-08-2022 06:30 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Bệnh ngoài da là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Bệnh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng lại tác động vào bề mặt da ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh ngoài da gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp, khó khăn trong sinh hoạt trong cuộc sống, những cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh ngoài da gây nên.

Bệnh ngoài da là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Ảnh minh họa

Bệnh ngoài da là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Ảnh minh họa

Một số bệnh ngoài da thường gặp

Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng. Triệu chứng: bị nổi ban đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn.

Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em và ít hơn ở người lớn. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề. Đây là lúc người bệnh rất ngứa đau rát nhất là về đêm.

Với người bệnh mãn tính, sắc tố da của người bệnh bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhiều đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.

Eczema (hay còn gọi là chàm) là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa người bệnh và do tiếp xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ…hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém.

Những triệu chứng của bệnh eczema thường là ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này không mọc riêng rẽ mà tập trung thành từng mảng phát ban mẩn đỏ sưng tấy. Sau một thời gian, các vùng da bị chàm nhẵn lại và tạo lớp vảy trên bề mặt da bong tróc và dạn nứt. Sau đó, da dần chuyển đổi màu sắc tố da có teher bị sẫm lại.

  • Nổi mề đay – mẩn ngứa

Đây là một bệnh thường gặp và cũng gây ngứa ngáy, đau bỏng rát khó chịu cho ngừơi bệnh. Bệnh càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Dị ứng với thuốc, với thức ăn, với một số chất kích ứng; Côn trùng cắn, đốt; Tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chữa nhiều đạm canxi.

Bệnh vảy nến chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm bệnh theo mùa.

Nguyên nhân do di truyền, nhiễm khuẩn do tâm lý người bệnh bị stress,… Người bị bệnh vảy nến thường trên da xuất hiện các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da gồ ghề do phủ trên bề mặt da là những lớp vảy trắng đục dễ bong tróc, cạo ra thành vụn có hình dạng giống nến vụn. Bên cạnh đó, bệnh gây tổn thương trên da và cả cho khớp, cho móng chân tay cho toàn thân nữa.

Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Vào thời điểm này, trời nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Người bệnh bị viêm nang lông, bị mụn nhọt, chốc lở, hăm kẽ và ngoài ra còn bị chóc mép, chốc loét…

Nấm da là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao gây nên những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người bệnh.

Bệnh nấm da hình thành do vi nấm dermatophytes, thường gặp nhất vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp… Khi xâm nhập vào da, các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến lúc những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Nấm da gây ngứa cho người bệnh là bởi trong quá trình sống của mình, sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.

Nấm da có các dạng phổ biến như: nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da mặt, nấm da tay, nấm da đùi, nấm kẽ và nấm móng…

Phương pháp điều trị các bệnh ngoài da

Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị. Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Thông thường, để điều trị các bệnh ngoài da có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng Histamin, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào phải theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra các dụng phụ có hại cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng được sử dụng như steroid, kem làm mềm, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ để bôi ngoài da.

Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời.

Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh mắc bệnh ngoài da

Như đã nói, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Vì thế cách phòng tránh và biện pháp giữ vệ sinh da rất hữu hiệu.

Bạn nên:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không gãi hay tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây viêm nhiễm. Mặc quần áo thoáng mát, tránh gò bó gây cảm giác khó chịu và tổn thương cho da bị bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý gồm tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau quả tươi để tăng sức đề kháng và thanh nhiệt cơ thể.
  • Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và các chất kích thích.
  • Thường xuyên tắm gội nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc là vừa tập thể dục hoặc chơi thể thao .
  • Không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn. Gội đầu xong phải lau khô, không đi ngủ khi tóc còn ướt dẫn tới nấm dễ xâm nhập vào da.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da.

Xem thêm video được quan tâm

Rota Virus lây truyền như thế nào


BS. Nguyễn Trường- BV Bạch Mai
Ý kiến của bạn