Hà Nội

Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm Adenovirus ở trẻ

24-09-2022 06:22 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Hiện nay có khoảng 90 chủng virus Adeno. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm phải căn bệnh này, tuy nhiên, những trường hợp có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ em, người già và người có bệnh mạn tính… sẽ có nguy cơ cao hơn.

Việc cần làm ngay khi trẻ sốt, nôn, tiêu chảy nghi mắc AdenovirusViệc cần làm ngay khi trẻ sốt, nôn, tiêu chảy nghi mắc Adenovirus

SKĐS - Trước thông tin gia tăng trẻ nhập viện do mắc Adenovirus thời điểm gần đây, nhiều bậc cha mẹ hoang mang lo lắng khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn… Nhưng trên thực tế, đây là loại virus gây bệnh phổ biến, việc điều trị chăm sóc như các bệnh viêm đường hô hấp thông thường.

Cách thức lây nhiễm của Adenovirus

Đặc tính của virus Adeno sống khá tốt, chúng có thể tồn tại khoảng 30 ngày nếu sống trong nhiệt độ phòng. Ở điều kiện 40 độ C, virus có thể sống trong nhiều tháng. Thậm chí với điều kiện -200 độ C, thời gian sống của virus Adeno có thể tính bằng năm. Virus có thể nhân lên sau khoảng 30 giờ xâm nhập vào cơ thể người.

Thời gian tồn tại lâu trong môi trường cùng với khả năng nhân lên cao, khiến virus càng dễ dàng lây lan nhanh trong cộng đồng. Tuy nhiên, loại virus này có thể bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hay trong môi trường nước sôi 100 độ C.

Cách thức lây nhiễm chủ yếu của loại virus Adeno là giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Người ta còn tìm thấy nếu bơi lội hay dùng chung nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm với người người bệnh, cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.

Như vậy, có thể nói một người bị nhiễm virus Adeno có thể gây bệnh cho người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp, dùng chung một số đồ dùng cá nhân của người bệnh có chứa virus, lây qua đường niêm mạc khi bơi lội hoặc dùng nguồn nước có chứa virus dịch tiết từ mắt, mũi, phân của người bệnh.

Những biểu hiện khi nhiễm virus Adeno rất giống với các loại bệnh thông thường về đường hô hấp, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh chủ quan và dễ bị nhầm lẫn. Điều này khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ, virus có thêm cơ hội lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Gia tăng trẻ nhiễm Adenovirus: Cần làm gì để điều trị và phòng ngừa? - Ảnh 2.

Cách thức lây nhiễm chủ yếu của loại virus Adeno là giọt bắn, đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh.

Cần làm gì để điều trị và phòng ngừa Adenovirus?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do virus Adeno gây ra. Đối với những trường hợp nhiễm virus thể nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Một số phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng phổ biến là nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân, điều trị các triệu chứng bệnh và dùng thuốc kháng sinh đối với những trường hợp bị bội nhiễm. Cụ thể như:

  • Người bệnh cần súc miệng bằng nước muối và thuốc kháng viêm để giảm đau họng.
  • Người bệnh dùng thuốc hạ sốt và giảm đau.
  • Cần nhỏ nước muối sinh lý.
  • Người bệnh dùng thuốc trung hòa axit dạ dày với những trường hợp bị viêm dạ dày cấp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, do đặc tính virus Adeno có khả năng lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trình trạng suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng... Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc Adenovirus, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được các bác sĩ thăm khám.

Để chẩn đoán bệnh, ngoài khám lâm sàng các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, chụp X-Quang tim phổi, xét nghiệm xác định căn nguyên bằng kỹ thuật Realtime PCR.

Gia tăng trẻ nhiễm Adenovirus: Cần làm gì để điều trị và phòng ngừa? - Ảnh 4.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do virus Adeno gây ra. Ảnh minh họa

Để phòng bệnh do Adenovirus, các khuyến cáo được đưa ra là:

  • Cần rửa tay thường xuyên.
  • Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Các bậc phụ huynh cần đảm bảo cho con ăn sạch, uống sạch.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình.
  • Chú ý vệ sinh cho trẻ thường xuyên nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
  • Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ ra nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.
  • Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • Cho trẻ tiêm các vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân?



BS Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn