1. Nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu chủ yếu do các loài nấm dermatophyte microsporum và trichophyton gây ra. Các loại nấm này có thể xâm nhập vào thân tóc. Về mặt lâm sàng, nấm da đầu có thể được chia thành các loại viêm và không viêm.
Loại không viêm thường sẽ không biến chứng thành sẹo rụng tóc. Loại viêm có thể dẫn đến mủ và sẹo rụng tóc. Nấm da đầu chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 14 tuổi, nhưng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm tuổi nào. Nấm da đầu có khả năng lây truyền cao và nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nấm da đầu có thể lây lan theo nhiều cách, bao gồm:
- Vật thể với con người: Nấm da đầu có thể lây truyền qua việc chạm vào đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm vào, như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, lược hoặc bàn chải.
- Từ người sang người: Tiếp xúc da kề da trực tiếp với người bị nhiễm bệnh là cách lây lan phổ biến.
- Từ động vật sang người: Trẻ em có thể bị nấm da đầu thông qua việc chơi đùa hoặc vuốt ve một con vật bị nhiễm nấm.
Biểu hiện của nấm da đầu có thể khác nhau giữa những người bị ảnh hưởng, nhưng các dấu hiệu phổ biến nhất là da đầu bị đỏ, đóng vảy, bong tróc. Ngứa dữ dội và rụng tóc cũng thường xảy ra.
2. Thuốc điều trị nấm da đầu
Việc điều trị nấm da đầu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, các tình trạng sức khỏe khác mà người đó đang mắc phải và thời gian nhiễm trùng hoặc nấm da đầu đã tồn tại. Tùy chủng nấm gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm phù hợp.
2.1. Dầu gội chống nấm
Dầu gội chống nấm có thể là một phần của kế hoạch điều trị như loại có chứa ketoconazole hoặc selenium sulfide có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Nhưng đây không phải là phương pháp điều trị chính và thường không chữa khỏi bệnh nấm da đầu.
2.2. Thuốc bôi tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ không kê đơn có thể được sử dụng để điều trị phần lớn các bệnh nhiễm nấm da đầu. Thuốc có sẵn ở dạng kem bôi. Nghiên cứu cho thấy allylamines và thuốc chống nấm như fluconazole mang lại hiệu quả trong những trường hợp nhẹ, ít nghiêm trọng và cũng có thể hoạt động như một biện pháp ngăn nấm tái phát.
2.3.Thuốc chống nấm đường uống
Thuốc chống nấm đường uống như griseofulvin, itraconazole hoặc terbinafine thường được kê đơn cho những trường hợp nhiễm nấm da đầu nặng. Thời gian điều trị thay đổi từ 4 đến 6 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Hiệu quả của các thuốc điều trị phụ thuộc vào việc sử dụng và tuân thủ liều lượng được chỉ định.
Nấm da đầu dạng viêm cần điều trị chống viêm như steroid toàn thân trong thời gian ngắn để giúp giảm phản ứng viêm, do đó cũng làm giảm nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn. Liệu pháp steroid này là bổ sung cho điều trị chống nấm đường uống.
2.4. Tác dụng phụ cần lưu ý
Thuốc chống nấm thường được dung nạp tốt và tác dụng phụ không phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có chống chỉ định trong một số trường hợp như phụ nữ mang thai. Nam giới nên sử dụng biện pháp tránh thai trong và 6 tháng sau khi điều trị bằng griseofulvin, vì thuốc có thể gây tổn hại đến tinh trùng.
Khi sử dụng thuốc cần phải đọc tờ hướng dẫn đi kèm với hộp thuốc để biết danh sách đầy đủ các lưu ý và tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi xuất hiện của các dấu hiệu như chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu, phân đổi màu, kết mạc hoặc da đổi màu vàng, chảy máu, đau họng, sốt, v.v., cần phải ngừng điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
3. Các bước điều trị tại nhà
- Giữ da đầu sạch sẽ, gội đầu bằng dầu gội chống nấm.
- Vì các thành viên trong gia đình có thể là người mang mầm bệnh cũng nên sử dụng dầu gội chống nấm để giảm số lượng bào tử và ngăn ngừa nhiễm trùng quay trở lại.
- Nên thay hoặc rửa sạch lược chải tóc bằng chất khử trùng như dung dịch thuốc tẩy. Có thể pha dung dịch thuốc tẩy bằng cách trộn một phần thuốc tẩy với một phần nước, sau đó ngâm lược chải tóc hoặc lược trong một giờ mỗi ngày trong ba ngày đầu sau khi sử dụng dầu gội và thuốc uống.
- Giặt khăn bằng nước, xà phòng và sấy khô.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Nguy hiểm của bệnh nấm phổi.