Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai

24-10-2024 09:30 | Sức khỏe sinh sản

SKĐS - Đi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.

1. Tác dụng của đi bộ đối với phụ nữ mang thai

Đi bộ là một trong những bài tập thể dục nhẹ nhàng nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Theo Học viện Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), đi bộ giúp rèn luyện toàn bộ cơ thể và tốt cho các khớp và cơ. Đây là một trong những bài tập an toàn nhất cho phụ nữ mang thai và rất tốt cho lưng.

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai- Ảnh 1.

Đi bộ đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đi bộ thường xuyên trong thai kỳ có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của cả mẹ và bé bao gồm:

Giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở: Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh mổ ngoài ý muốn thấp hơn.

Giúp đốt cháy calo để kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng phù hợp trong thời kỳ mang thai giúp hạn chế khả năng sinh non và giúp người mẹ sớm trở lại cân nặng bình thường như trước khi mang thai.

Cải thiện tâm trạng và mức năng lượng: Một nghiên cứu đã phát hiện ra sự cải thiện đáng kể về tâm trạng và mức độ mệt mỏi ở những phụ nữ mang thai đi bộ khoảng 30 phút bốn lần một tuần.

Giảm đau lưng và các cơn đau khác: Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ. Đi bộ có thể giúp giữ cho các cơ lưng khỏe mạnh và ấm lên để chúng hỗ trợ cái bụng đang lớn và không bị cứng.

Giúp thai phụ ngủ ngon hơn: Đi bộ giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn bằng cách đốt cháy năng lượng dư thừa để cơ thể mệt mỏi và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Giảm táo bón: Khi đi bộ, các cơ bắp trong cơ thể hoạt động, tác động lên các cơ quan nội tạng, đặc biệt là đường tiêu hóa. Điều này giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, đẩy thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường ruột và giảm tình trạng táo bón, một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ.

Duy trì cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai: Việc sinh con không phải là chuyện dễ dàng, cần có sức mạnh và sức bền để vượt qua. Đi bộ giúp cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai, linh hoạt, giúp cho việc sinh nở và phục hồi dễ dàng hơn.

2. Cách đảm bảo an toàn khi đi bộ trong thời kỳ mang thai

Nếu thai phụ đã từng thường xuyên tập thể dục trước đây thì việc duy trì hoạt động này trong thời kỳ mang thai sẽ khá đơn giản. Nếu chưa từng tập luyện, phụ nữ mang thai nên bắt đầu từ từ, ví dụ như đi bộ 10 phút mỗi ngày, rồi tăng dần lên 30 phút hoặc hơn.

Điều cần lưu ý là luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ loại bài tập nào trong thời kỳ mang thai.

BS. Nguyễn Cảnh
https://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mang...

Trước khi đi bộ, phụ nữ mang thai nên lưu ý về tình trạng sức khỏe, địa điểm đi bộ, điều kiện thời tiết, mặc quần áo và giày phù hợp.

Nên chọn những địa điểm bằng phẳng, không khí trong lành, yên tĩnh, không có xe cộ và ít người qua lại. Khi đi nên chú ý quan sát phía trước. Khi bụng to ra và cảm giác trọng lực thay đổi, càng cần phải lưu ý luôn quan sát phía trước để không bị vấp ngã.

Mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi, mang giày thể thao vừa vặn êm chân. Mang tất và quần bó có thể giúp lưu thông máu đến chân và giảm tình trạng sưng tấy quá mức có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai- Ảnh 3.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hình thức tập luyện phù hợp.

Thời điểm tốt nhất để đi bộ là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những lúc nắng gắt. Nếu thời tiết nóng bức hoặc mưa, tốt hơn là nên đi bộ vào trong nhà.

Cần uống đủ nước trước, trong và sau khi đi bộ. Nên mang theo một chai nước và uống thường xuyên.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, hãy dừng lại và nghỉ ngơi, không được tập quá sức. Theo nguyên tắc chung, bạn nên có thể trò chuyện khi tập thể dục khi mang thai. Nếu bị hụt hơi khi nói chuyện thì có thể bạn đang tập thể dục quá sức.

Đặc biệt, thai phụ cần ngừng đi bộ ngay nếu cảm thấy chóng mặt, ra máu âm đạo hoặc khó thở. Gọi cho bác sĩ và người thân ngay nếu gặp các dấu hiệu này.

Mang thai đi bộ nhiều có tốt không?Mang thai đi bộ nhiều có tốt không?

SKĐS - Nếu bạn có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển bình thường thì việc đi bộ là an toàn, thậm chí còn mang lại nhiểu lợi ích. Tuy nhiên, để an toàn cho từng giai đoạn mang thai, bạn nên tham khảo các lời khuyên của bác sĩ sản khoa mỗi khi đi thăm khám định kỳ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày để cơ thể khỏe đẹp?


Vân Anh
Ý kiến của bạn