Cách chữa và phòng bệnh nấm tai

08-12-2024 09:23 | Y học 360
google news

SKĐS - Nhiễm nấm chủ yếu ở ống tai ngoài, đôi khi cũng gặp ở tai giữa. Bệnh có thể tiến triển cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Nhiệt độ và độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi để nấm phát triển.

Dùng khí dung trong các bệnh về tai mũi họngDùng khí dung trong các bệnh về tai mũi họng

Khí dung là một phương pháp được chỉ định điều trị tại chỗ một số bệnh lý tai mũi họng: viêm mũi mạn tính, cấp tính, viêm xoang mạn tính, viêm họng, viêm thanh quản...

Bệnh nấm ống tai ngoài (otomycosis) thường đi theo sau viêm tai do nhiễm khuẩn. Nó cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương. Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Nhiễm nấm chủ yếu ở ống tai ngoài, đôi khi cũng gặp ở tai giữa. Bệnh có thể tiến triển cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Nhiệt độ và độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi để nấm phát triển.

Nhiễm nấm chủ yếu ở ống tai ngoài, đôi khi cũng gặp ở tai giữa. Bệnh có thể tiến triển cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Nhiệt độ và độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi để nấm phát triển.

Nguyên nhân gây nấm tai

  • Thường xuyên đi tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ.
  • Nấm tai do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu.
  • Không vệ sinh tai sạch sẽ, thường xuyên.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm tai, bao gồm:

  • Chấn thương ống tai.
  • Dị ứng.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Chất gây kích ứng như thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm tóc.
  • Cố gắng làm sạch ống tai bằng bông ngoáy tai có thể gây ra các vi xước của da ống tai (tạo thành đường vào cho vi khuẩn) và có thể đẩy ráy tai và các chất bẩn sâu vào ống tai. Những chất tích tụ này có xu hướng làm đọng nước, dẫn đến tình trạng ống tai bị ẩm ướt tạo nên thuận lợi cho nhiễm khuẩn.

Triệu chứng của bệnh nấm tai

Trong thời gian đầu, người bệnh không để ý vì chưa có biểu hiện gì đặc biệt; chỉ bị hơi viêm và hơi khó chịu. Sau đó, bệnh trở nên mạn tính, tổn thương dần dần lan rộng, với các biểu hiện:

  • Ngứa, cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức nghe.
  • Có cảm giác đầy tai và ù tai nghe kém.
  • Đau khi kéo ống tai hoặc ấn bình tai là dấu hiệu điển hình.
  • Nghe kém hơn, nghe có tiếng gió thổi ù ù trong tai.
  • Có thể có dịch chảy ra ngoài cửa tai màu trắng, vàng, hoặc màu nâu.
  • Hình ảnh ống tai đỏ, sưng lên và rải rác bằng các mảnh biểu bì ẩm ướt, có mủ và biểu mô bị tổn thương.
Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài do nấm thường dùng phương pháp soi trực tiếp bằng cách cạo vảy da ở ống tai ngoài, vành tai cho vào dung dịch KOH 20% để xét nghiệm dưới kính hiển vi phát hiện sợi nấm hay tế bào nấm men. Ảnh minh hoạ

Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài do nấm thường dùng phương pháp soi trực tiếp bằng cách cạo vảy da ở ống tai ngoài, vành tai cho vào dung dịch KOH 20% để xét nghiệm dưới kính hiển vi phát hiện sợi nấm hay tế bào nấm men. 

Điều trị và phòng bệnh nấm tai

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài do nấm thường dùng phương pháp soi trực tiếp bằng cách cạo vảy da ở ống tai ngoài, vành tai cho vào dung dịch KOH 20% để xét nghiệm dưới kính hiển vi phát hiện sợi nấm hay tế bào nấm men.

Cũng có thể sử dụng phương pháp nuôi cấy bằng cách dùng vảy da ở tai và cấy vào môi trường Sabouraud ở nhiệt độ 28oC, để trong thời gian từ 1 đến 2 tuần sẽ thấy nấm mọc. Kiểm tra đại thể và vi thể để xác định nấm.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm là trước khi bôi thuốc cần dùng bông cồn hay bông tẩm dung dịch Barrow làm sạch ống tai, vành tai. Sau đó bôi thuốc chống nấm tại chỗ như nizoral, fungal, Whitfield. Có thể kết hợp điều trị với thuốc chống nấm ketoconazol hay itraconazol uống.

Cách phòng bệnh nấm tai

  • Vệ sinh tai hằng ngày, nhất là sau khi tắm, sau bơi lội.
  • Không lạm dụng lấy dáy tai ở hàng cắt tóc, gội đầu.
  • Nếu có mắc ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tuyệt đối không ngoáy tai bằng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm video được quan tâm

Đơn giản mà hiệu quả: Thử ngay bài tập hít thở giúp cải thiện tình trạng bệnh "hay quên" | SKĐS


Bs Vũ Tú
Ý kiến của bạn
Tags: