Hà Nội

Cách chữa trị viêm chân tóc

20-01-2012 08:07 | Dược
google news

Vì trong thư bạn không nói rõ, ngoài các nốt sẩn ở trên da đầu, ở các vị trí khác có thấy có biểu hiện gì khác thường không vì vậy rất khó để chẩn đoán.

Tôi năm nay 45 tuổi, thời gian gần đây tôi hay bị ngứa trên đầu, sờ vào da đầu thấy có các nốt nổi cao hơn, bóc được vảy. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, có cách gì chữa được không?

Nguyễn Hùng Cường(Bình Dương)

Vì trong thư bạn không nói rõ, ngoài các nốt sẩn ở trên da đầu, ở các vị trí khác có thấy có biểu hiện gì khác thường không vì vậy rất khó để chẩn đoán. Bởi một số bệnh nhân vảy nến cũng có những biểu hiện ở trên da đầu như bạn. Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Theo tôi, nhiều khả năng bạn bị viêm chân tóc. Đây là một bệnh rất hay gặp. Bệnh có biểu hiện là những vết sần ở chân các sợi tóc. Các sẩn này nổi cao hơn mặt da. Đôi khi có một vảy tiết dính ở phía trên sẩn.
 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn và hoặc nhiễm vi nấm kèm theo. Điều kiện thuận lợi thường do bệnh nhân sử dụng dầu gội đầu có chứa hoạt chất tẩy gầu mạnh làm mất hết lớp ceramide bảo vệ da đầu. Khi gội đầu bệnh nhân lại gãi mạnh tạo nên các vết trầy xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây bệnh. Nếu bệnh nhân cứ gãi nhiều và tiếp tục sử dụng dầu gội đầu đó thì tổn thương da sẽ xuất hiện nhiều hơn. Thường bệnh nhân ngứa nhiều. Bệnh không lây cho người khác. Bệnh không gây rụng tóc. Một số bệnh nhân có cơ địa dễ dị ứng thì viêm nang lông có thể lan rộng ra cả lông mày, lông nách và lông sinh dục.

Chăm sóc da: Dùng dầu gội đầu (loại trị gầu) gội đầu 2 - 3 lần/tuần, không nên gội đầu nhiều lần trong một ngày. Không sử dụng các dầu gội thông thường. Khi gội chỉ gãi nhẹ nhàng tránh làm xước da. Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Không xát chanh, xát muối, xà phòng vào chỗ da bị viêm.

Điều trị: Nếu tổn thương da tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS. Nếu tổn thương khô hơn thì bôi một trong các thuốc có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như: temproson, gentrison, caditrigel... ngày bôi 2 lần trong 2 - 3 tuần. Để giảm ngứa thì phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin một đợt từ 5 - 10 ngày. Để diệt khuẩn thì phải uống một trong các kháng sinh sau: cefixim, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh một đợt trong 7 - 10 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

TS. Nguyễn Thị Lai


Ý kiến của bạn