Để chọn đúng loại kem dưỡng ẩm phù hợp với type da, trước hết bạn nên biết các dạng kem cơ bản và loại da của mình.
1. Các dạng kem dưỡng ẩm cho da
Kem dưỡng ẩm cho da có thể chia làm 4 dạng từ lỏng cho đến đặc:
- Loại chất lỏng nhất hay còn gọi là gel, thường là dung dịch nước (water-based).
- Loại đặc hơn là lotion - là loại kem có màu trắng. Lotion cũng thường là dạng nước, có thể nhìn xuyên qua khi bôi một lớp mỏng trên.
- Loại kem dày hơn gọi là cream, thường dày và đặc hơn lotion. Loại này khi phết nhẹ một lớp mỏng trên da sẽ thấy một màng trắng mỏng.
- Loại dày nhất và đặc nhất là kem dầu (ointment), giúp cho da giữ ẩm lâu nhất. Đây là loại đậm đặc như mỡ, khi quét một lớp mỏng trên da sẽ thấy lớp trắng dày và nhám mỡ.
Trong đó, loại gel ít giữ nước nhất, sẽ mau khô, trong khi loại kem dầu là đậm đặc giữ nước tốt nhất.
2. Type da và kem dưỡng ẩm da phù hợp
Cách chọn kem dưỡng ẩm tùy vào type da và độ nhạy cảm của kem với type da này.
Có 4 type da cơ bản:
- Da thường: Type da không khô cũng không quá nhiều dầu. Đây là làn da lý tưởng mà người sở hữu nó luôn thấy làn da mềm mại, đủ nước, không bị khô nứt hoặc bóng nhờn.
Với loại da bình thường, nên chọn mua kem dạng lotion là tốt nhất. Vì lotion có độ đặc vừa phải, sẽ giữ ẩm tốt cho type da thường. Trường hợp người sử dụng hay phải ra ngoài và không có thời gian (hoặc lười biếng) thoa kem thì có thể dùng kem loại cream cho một lần trong ngày.
Phụ nữ mãn kinh là lúc da dễ bị khô, nếu trước đó sở hữu làn da bình thường cũng nên dùng loại cream thay vì lotion để giữ ẩm tốt hơn.
- Da khô: Loại này thường khô, trên da có những vết nứt và vảy nhỏ. Da loại này khô hơn vào mùa đông hoặc lúc mới vừa tắm xong. Người sở hữu làn da này không nên dùng kem dạng gel hay lotion mà nên dùng dạng cream hay ointment để giữ ẩm cho da tốt nhất. Làn da khô vốn thiếu nước và nước dễ bị bốc hơi nên càng cần loại kem có thể giữ ẩm tốt nhất.
- Da dầu: Người có làn da này thường thấy da bóng loáng, dễ mọc mụn. Type da dầu thường gặp ở người có làn da sậm màu. Với da dầu, nên dùng kem giữ ẩm loại gel, vì da dầu vốn đã dầy, giữ ẩm tốt nên không cần loại kem đặc giữ ẩm bên ngoài.
- Da hỗn hợp: Là type da kết hợp giữa da khô và da dầu. Đây là loại da có nơi có dầu bóng, trong khi có vùng lại khô với nhiều vảy li ti. Loại da này thường có nhiều dầu những chỗ nhô ra, hay còn gọi là T-zone chỉ ra dầu ở trên trán, mũi và cằm, trong khi vùng da khô (xung quanh vùng mắt và khóe môi).
Với type da này, cần dùng 2 loại kem khác nhau. Dùng kem giữ ẩm cream/lotion cho các vùng da khô và không thoa vào vùng da dầu. Dùng kem giữ ẩm dạng gel ở vùng da dầu.
3. Một số lưu ý khi dùng kem dưỡng ẩm
- Nên thoa kem giữ ẩm lên khắp gương mặt, vùng da phía sau và bên dưới da vùng cổ. Tốt nhất là nên thoa kem giữ ẩm cho da phần trên ngực để tránh tình trạng da lão hóa khác nhau. Chúng ta thường thấy da vùng cổ dễ bị nhăn nheo hơn nhiều so với vùng da mặt, do ít được thoa kem giữ ẩm và kem chống nắng.
- Ngoài dùng kem giữ ẩm dưỡng da, cần dùng kem chống nắng để ngăn ngừa lão hóa do tia UV. Nên dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài nắng ít nhất là 15 phút.
- Mỗi người sở hữu làn da khác nhau, nhưng làn da có thể thay đổi theo thời gian chứ không phải vĩnh viễn chỉ một type da. Do tuổi tác cũng như môi trường, da thường ngày càng có thể dễ mất nước hơn và mỏng hơn. Từ da thường có thể chuyển sang da khô, từ da khô có thể chuyển sang da hỗn hợp, da nhạy cảm… Do đó nếu dùng một loại kem trước đó thấy phù hợp, nhưng sau đó không còn hiệu quả nữa, thì hãy mạnh dạn đổi qua loại khác.
- Nếu làn da quá nhạy cảm, có thể dùng kem dưỡng da dành cho em bé. Đây là loại kem dưỡng da mà được bào chế có ít chất nhạy cảm để phù hợp với làn da trẻ em và người sở hữu làn da nhạy cảm có thể dùng.
- Một lưu ý rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da, đó là tẩy da chết, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều. Da chúng ta thay đổi mới trong vòng 4-6 tuần, nên nếu tẩy da chết quá nhiều lần trong tháng làm sẽ làn da mỏng đi, dễ bị tổn thương và tạo ra các mạch máu nhỏ.
Mời độc giả xem thêm video:
Uốn ván nguy kịch sau vết thương nhỏ ở bàn chân I SKĐS