Hà Nội

Cách chăm sóc tổn thương da do điều trị ung thư

07-11-2021 14:33 | Ung thư
google news

SKĐS- Xạ trị là một trong các phương pháp chính để điều trị ung thư. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong các tổn thương không mong muốn đó là tổn thương da do xạ trị.

Hầu hết các phản ứng tổn thương trên da trong quá trình điều trị ung thư sẽ hết vài tuần sau khi điều trị xong. Vì vậy, việc chăm sóc da do tác dụng phụ không mong muốn này là rất quan trọng để vừa đạt được hiệu quả điều trị, tuân thủ đúng được phác đồ nhưng lại giảm thiểu tối đa các biến chứng của xạ trị.

Các tổn thương da trong điều trị ung thư thường gặp

Tùy từng cơ địa của mỗi người mà có thể có những tổn thương khác nhau, nhưng thông thường các tổn thương da do điều trị ung thư thường gặp với các biểu hiện như: 

- Da khô và ngứa: Thường xảy ra ở các bệnh nhân ung thư máu như ung thư bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết  và đa u tủy. Da khô và ngứa cũng hay gặp khi điều trị ung thư bằng hóa trị, liệu pháp xử lý tế bào đích, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc.

- Phát ban có thể là tác dụng phụ của hóa trị, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch, xạ trị hay ghép tế bào gốc. Người bị phát ban trông giống như bị nổi mụn hay bị sởi.

- Viêm da: Đối với ung thư vùng đầu-cổ thường được chỉ định xạ trị. Trong đó một số loại ung thư vùng đầu-cổ ( ung thư vòm, ung thư hạ họng thanh quản lan rộng...) thì xạ trị kết hợp với hóa chất là phương pháp điều trị cơ bản. Xạ trị còn được chỉ định cho ung thư vùng đầu cổ đã phẫu thuật có nguy cơ cao. Việc xạ trị giúp điều trị khỏi bệnh cho các bệnh nhân này với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ của xạ trị, trong đó hay gặp nhất là viêm da do tia xạ. Viêm da do tia xạ thường xảy ra trong quá trình xạ trị, liều xạ tăng lên thường sẽ khiến viêm da nặng lên.

photo-1636034903410

Viêm da độ 1: Đỏ da nhẹ, viêm khô

Cách chăm sóc da bị tổn thương do điều trị ung thư 

- Giữ cho da vùng điều trị khô ráo.

- Nhẹ nhàng rửa da hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ và lau khô.

- Không sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da, kem, nước hoa, bột, mỹ phẩm, băng dính hoặc chất khử mùi nào trên vùng da được chiếu bức xạ.

- Không chà xát hoặc xoa bóp vùng điều trị. Mặc quần áo rộng rãi bằng sợi bông để giảm kích ứng.

photo-1636034906129

Viêm da độ 2: đỏ da tăng lên, viêm da xuất tiết, có loét nhỏ

- Tránh nhiệt độ quá nóng và quá lạnh ảnh hưởng đến da, ví dụ: đệm sưởi, bình nước nóng, nước đá, v.v.

- Bạn có thể sử dụng dao cạo điện để cạo lông ở vùng điều trị. Nam giới không nên sử dụng các dung dịch sau khi cạo râu nếu trị xạ trị vùng đầu cổ.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào vùng da điều trị. Nếu người bệnh phải ra ngoài, hãy mặc quần áo rộng rãi, mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Người bệnh nên sử dụng kem chống nắng trên vùng da bị chiếu xạ trong suốt phần đời còn lại của bạn. Vùng da đã bị chiếu xạ này sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị bỏng.

- Vui lòng không rửa, chà xát các điểm đánh dấu trên da. Những điểm đánh dấu này được sử dụng để định vị tọa độ trên máy xạ trị.

Thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc nhân viên y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu kích ứng da nào như:

- Đỏ, ngứa, khó chịu, nổi mụn nước, tiết dịch, chảy máu.

- Lưu ý chế độ ăn uống: uống nhiều nước, chế độ ăn giàu dinh dưỡng và vitamin.

- Khi xảy ra viêm nặng hơn, có bọng nước hoặc loét, cần dừng xạ trị và báo ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Những tác dụng phụ của xạ trị có thể gặp khi điều trị ung thư Những tác dụng phụ của xạ trị có thể gặp khi điều trị ung thư

SKĐS- Người mắc ung thư được chỉ định xạ trị thường lo lắng không biết có thể gặp những vấn đề sức khỏe gì không. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp trong và sau xạ trị.




ThS Trần Kim Thoa
Ý kiến của bạn