Cách chăm sóc thoát vị rốn ở trẻ nhỏ

14-09-2012 11:09 | Tin nóng y tế
google news

Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi sinh ra rốn cháu đã to bằng quả cà pháo, nhìn vào thấy có cả nước và máu tia tím bầm. Xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của cháu không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

(SKDS) - Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi sinh ra rốn cháu đã to bằng quả cà pháo, nhìn vào thấy có cả nước và máu tia tím bầm. Xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của cháu không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Nguyên Quốc Hưng(Thanh Hóa)

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là vòng rốn yếu nên đóng không kín, kèm theo giãn đường trắng giữa (đường giữa bụng, từ mỏm xương ức tới bờ trên xương mu) khiến rốn phồng lên, mềm; qua vòng xơ ở đáy rốn, quai ruột non hoặc mạc nối có thể chui qua đó gây tình trạng rốn lồi. Trường hợp nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm, không làm trẻ đau đớn khi khóc, vận động), lỗ thoát vị có thể tự liền lại trong vài năm đầu.
 
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Trường hợp con bạn bị thoát vị rốn với thời gian khá dài mà cháu ăn ngủ bình thường, không bị đau đớn khi khóc và vận động thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng cách chăm sóc rốn cho cháu như sau: Rửa tay sạch trước khi chăm sóc. Cho một đồng tiền xu to hơn miệng rốn vào giữa miếng gạc, xếp 4 cạnh miếng gạc sao cho đồng xu không xê dịch, sau đó đặt lên rốn trẻ (phần có nhiều gạc sát bụng). Dùng ngón tay cái (của bàn tay không thuận) để ấn đồng xu, sao cho khối lồi tụt vào trong.
 
Bàn tay còn lại cầm băng chun quấn quanh bụng trẻ từ 3–5 vòng rồi dán lại. Mỗi ngày thực hiện 1 lần sau khi tắm, không nên tháo thường xuyên vì sẽ làm giảm tác dụng của kỹ thuật (nên thay băng ngày 2 lần để tránh hăm da). Quấn băng vừa tay. Chỉ thực hiện khi bé nằm yên. Thực hiện đến khi rốn bình thường. Nếu thấy ở rốn lồi to lên một cách bất thường, có sự thay đổi về màu sắc, trẻ đau, khóc, nôn nhiều... thì nên đưa đến gặp bác sĩ.

ThS.Nguyễn Thanh Lâm


Ý kiến của bạn