Hà Nội

Cách chăm sóc, giảm đau cho sản phụ sau rạch tầng sinh môn

28-04-2022 19:36 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Trong quá trình sinh nở, một số trường hợp sản phụ được bác sĩ làm thủ thuật rạch tầng sinh môn giúp em bé ra đời dễ dàng hơn. Cách chăm sóc vết mổ và dinh dưỡng cho sản phụ có gì khác biệt?

1. Thủ thuật rạch tầng sinh môn

Thủ thuật rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn trong quá trình sinh để em bé có thể ra ngoài dễ hơn.

Thủ thuật này trong sản khoa không được sử dụng rộng rãi, tùy tiện. Bác sĩ chỉ thực hiện mở rộng để ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ khi sinh khi:

  • Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn, các cơ cứng chắc, không giãn khi đầu xuống.
  • Mẹ quá yếu sức rặn làm giai đoạn sổ quá lâu, tim thai chậm.
  • Về phía thai nhi: Thai to, mắc vai khó sổ.

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu. Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng. Bởi lẽ ở vùng kín ẩm ướt, vết rạch tầng sinh môn tuy chỉ dài khoảng 2 – 4 cm và nằm ở phần thịt mềm nhưng lại khá khó lành. Nếu như sản phụ và người thân biết chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ không còn đau, giảm phù nề, sưng chỉ trong vòng 2 tuần đầu sau sinh.

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn trong quá trình sinh để em bé có thể ra ngoài dễ hơn.

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn trong quá trình sinh để em bé có thể ra ngoài dễ hơn.

2. Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho mau lành vết thương tầng sinh môn

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ, đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ để lại những tổn thương nhất định trên cơ thể và cần có thời gian để hồi phục.

Cách chăm sóc

  • Sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu ngay sau ngày đầu sẽ giảm sưng, đau cho sản phụ.
  • Chọn tư thế ngồi phù hợp như kê vải mềm, nệm hơi nước khi ngồi lên.
  • Thường xuyên sạch vùng đáy chậu, âm hộ bằng nước muối ấm, dung dịch vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu tiện, đại tiện, sau đó dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng.
  • Thay bỉm, băng vệ sinh đúng giờ, đúng cách để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chủ động dậy tập đi bộ ngay sau khi được bác sĩ chỉ định. Việc này sẽ giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Cách chăm sóc, giảm đau cho sản phụ sau thủ thuật rạch tầng sinh môn  - Ảnh 4.

Những thực phẩm giầu đạm cần được bổ sung trong thực đơn của phụ nữ sau sinh

  • Phụ nữ sau sinh cần bổ sung chất xơ, trái cây tươi.
  • Thực phẩm chứa sắt, axit folic, vitamin B12 sẽ giúp thúc đẩy việc hình thành và sản sinh các tế bào hồng cầu, các mô mỡ trong cơ thể. Từ đó giúp cho các vết thương cả trong lẫn ngoài chóng lành.
  • Bổ sung và tăng cường các loại đạm, protein ở thịt trong bữa ăn hằng ngày.
  • Những loại tinh bột nguyên cám như gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, các loại hạt ngũ cốc… chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
  • Hạn chế các thực phẩm chiên, rán, nướng, các món cay nóng. Các thực phẩm có độ dai, khó tiêu, cứng cũng nên hạn chế.
  • Sau rạch tầng sinh môn, sản phụ nên kiêng thực phẩm lên men, đồ ngọt, nhiều đường như, sữa chua dưa chua, giấm táo, bánh kẹo...
    Quan hệ tình dục sau sinh - 4 cách để cặp đôi 'giữ lửa'Quan hệ tình dục sau sinh - 4 cách để cặp đôi "giữ lửa"

    SKĐS - Sau khi sinh, người phụ nữ phải chịu rất nhiều tác động kể cả về tinh thần và thể chất dẫn đến các thay đổi về tâm, sinh lý. Do đó, ham muốn quan hệ tình dục có thể bị suy giảm.

Xem thêm video được quan tâm

Cảnh báo di chứng kéo dài hậu COVID có thể thành hội chứng phổ biến



BS. Trần Phương Thu
Ý kiến của bạn