Sốt virus dấu hiệu là gì? Sốt virus có nguy hiểm không?
Sốt virus (hay sốt siêu vi) là tình trạng cơ thể bị sốt do nhiễm các loại virus, với nhiều chủng loại gây bệnh khác nhau như Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus, virus cúm,… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở bất cứ thời gian nào, nhưng phổ biến nhất là vào những thời điểm thay đổi thời tiết, không khí chuyển lạnh.
Phần lớn, khi mắc sốt virus, cơ thể sẽ có các dấu hiệu khá giống với cảm cúm thông thường, tương đối khó phân biệt như sốt cao 39-40 độ, cơ thể mệt mỏi, toàn thân đau nhức, mắt nóng rát, đau đầu, khó thở, ngạt mũi, sổ mũi, nổi hạch, mẩn đỏ hay phát ban trên da.
Với người sức khỏe tốt, bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, sốt virus lại vô cùng nguy hiểm với những người thuộc nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao như: người có đề kháng suy giảm, người có thể trạng yếu, trẻ em, người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền (đặc biệt là những người đang bị các bệnh mãn tính đường hô hấp như viêm mũi xoang mạn tính, hen phế quản hoặc viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn copd,…), người thừa cân béo phì.
Lúc này, sức đề kháng kém nên khả năng chống đỡ virus cũng kém, khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, nguy cơ bị biến chứng cao.
Khi trở nặng, người bệnh có khả năng sẽ bị sốc nhiễm trùng (mạch đập nhanh, khó thở, tay chân lạnh, huyết áp tụt). Lúc ở trong trạng thái nguy kịch này, người bệnh dễ dẫn đến tử vong. Sốt virus cũng có thể gây biến chứng viêm phổi, tim đập loạn nhịp, ngừng tim từng đợt, viêm cơ tim,... đặc biệt là các chủng virus mới có khả năng gây bệnh nguy hiểm hơn, dễ lây nhiễm và khó kiểm soát bệnh hơn.
Bên cạnh đó, khi mắc bệnh kéo dài, nhiều người lạm dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc, gây hại gan, hại thận, hại sức khỏe. Ngoài ra, việc hồi phục sức khỏe sau khi khỏi với người đề kháng kém cũng lâu hơn, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và công việc.
Do đó, cần điều trị sớm nhất có thể, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh để ngăn bệnh tiến triển nặng, biến chứng nguy hiểm phải nhập viện.
Điều trị như thế nào để sốt virus nhẹ, nhanh khỏi, tránh chuyển nặng?
Có thể thấy các triệu chứng ban đầu của các bệnh liên quan đường hô hấp như sốt virus và cúm khá giống nhau, khiến người bệnh nhầm lẫn trong việc xác định bệnh.
Tuy nhiên, dù là cúm hay sốt virus thì cũng có hướng điều trị là như nhau. Do đó ở giai đoạn đầu mới mắc bệnh, nếu có sốt cao thì chưa cần phân biệt sốt do bệnh gì ngay lúc này. Thay vào đó, hãy điều trị ngay, cắt sốt sớm, tránh bỏ lỡ thời gian "vàng", ngăn virus tấn công để giúp người bệnh dễ dàng vượt qua giai đoạn nguy hiểm.
Cụ thể, ngay khi có dấu hiệu sốt, nên kết hợp các biện pháp hạ sốt vật lý (chườm khăn, lau người, mặc đồ thoáng mát), dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C, kết hợp với tăng cường sức đề kháng cơ thể, ức chế virus gây bệnh. Một sức đề kháng tốt sẽ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, nhanh cắt sốt, giúp bệnh nhẹ, nhanh khỏi, tránh trở nặng, an tâm điều trị tại nhà, hồi phục bình thường sớm.
Ngoài ra với việc cắt sốt sớm như vậy, không chỉ giúp người bệnh nhanh khỏi, ngăn chuyển nặng biến chứng mà đồng thời còn giúp hạn chế lượng thuốc kháng sinh phải dùng, không phải dùng kéo dài, giảm tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể.
Vinhgia Devir được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chính là giải pháp giúp hỗ trợ tăng đề kháng, hỗ trợ giảm biểu hiện ho, đờm, sốt, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm do sức đề kháng kém. Vinhgia Devir chứa các thành phần thảo dược, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, nghiên cứu bởi các nhà khoa học Viện Hàn Lâm, đã được nghiên cứu, chứng minh tác dụng và độ an toàn. Đặc biệt, yên tâm dùng Vinhgia Devir hơn vì phân phối bởi công ty CPDP Vinh Gia, khách hàng được bảo vệ và chăm sóc, đảm bảo hàng chính hãng bằng tem điện tử phủ cào – tích điểm đổi quà hấp dẫn. (Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây)
Liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) - hotline 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.