Hà Nội

Cách cấp cứu khi đi biển bị sứa "cắn"

13-05-2023 07:10 | Y học 360
google news

SKĐS - Một trong những mối lo ngại, nhất là trẻ em là khi đi tắm biển là bị sứa "cắn". Đây thực chất là viêm da tiếp xúc kích ứng với các chất độc trong xúc tu của sứa.

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào có chứa chất độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Tùy theo loại sứa có độc chất cao hay thấp mà cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào có chứa chất độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào có chứa chất độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Biểu hiện khi bị sứa "cắn"

Thông thường bạn sẽ mắc viêm da tiếp xúc kích ứng với chất độc với sứa biển, biểu hiện là nổi các sẩn đỏ, bọng nước ở vùng da tiếp xúc, lan thành vệt do bệnh nhân cào gãi, cảm giác đau rát và ngứa nhiều.

Khi bị sứa "cắn", ban đầu biểu hiện nhẹ thường chỉ:

  • Ngứa, rát.
  • Nổi mẩn đỏ, toàn thân thấy khó chịu.
  • Chỗ vết thương có dạng xoắn hoặc thẳng nổi đầy bọng nước.

Biểu hiện nặng, để tránh bị sốc phản vệ, bạn cần đến bệnh viện khi thấy các dấu hiệu:

  • Đau đầu dữ dội.
  • Người tím tái, bị tức ngực, khó thở.
  • Mồ hôi ra nhiều.
  • Buồn nôn bị đau bụng.
  • Tiêu chảy nhiều.
  • Tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, nhanh…

Cách xử trí khi bị sứa "cắn"

Tình trạng sứa đốt có thể nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, có thể tại chỗ, thoáng qua nhưng cũng có thể có triệu chứng toàn thân, gây nhiều biến chứng.

Khi bị sứa "cắn", bạn cần:

- Đưa ra khỏi khu vực có sứa đồng thời tránh tiếp xúc thêm với sứa.

- Nếu có các tình trạng nặng: khó thở, buồn nôn, nôn, khó nói, không tỉnh táo…, gọi ngay cấp cứu để xử trí.

Loại bỏ độc tố bám trên da, bằng dung dịch acid acetic 4-6% (giấm), ethanol, sodium bicarbonate (baking soda), nhôm sulfat, amoniac, nước muối (nước biển) trong thời gian 15-30 phút. Ảnh minh họa

Loại bỏ độc tố bám trên da, bằng dung dịch acid acetic 4-6% (giấm), ethanol, sodium bicarbonate (baking soda), nhôm sulfat, amoniac, nước muối (nước biển) trong thời gian 15-30 phút. Ảnh minh họa.

- Loại bỏ độc tố bám trên da, bằng dung dịch acid acetic 4-6% (giấm), ethanol, sodium bicarbonate (baking soda), nhôm sulfat, amoniac, nước muối (nước biển) trong thời gian 15-30 phút.

- Sử dụng kem chứa corticoid và kháng sinh bôi tại chỗ. Nếu tổn thương sâu có thể dùng kháng sinh đường uống, dùng các thuốc kháng histamin khi ngứa nhiều và nếu phù nề nhiều cần corticoid đường uống. Những thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ.

- Đối với các tổn thương da nặng, xuất hiện bọng nước, vết loét trợt, cần khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để xử lý sớm và đúng.

Để tránh không bị sứa "cắn", khi đi tắm biển bạn nên mặc đồ bơi dài thân, tìm hiểu người dân vùng đó xem nếu chỗ tắm biển nhiều sứa thì không nên bơi ở đó. Nếu thấy cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, các bọng nước bị vỡ, gây ngứa, lớt da thì phải đến gặp bác sĩ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Xem thêm video được quan tâm:

Nhiều trẻ nhập viện vì thuốc lá điện tử, Chuyên gia cảnh báo tác hại khôn lường |SKĐS


BS. Thúy Phương
Ý kiến của bạn