Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà

26-09-2023 10:43 | Đời sống

SKĐS - Ngoài bánh dẻo, bánh nướng thì việc trang trí một mâm cỗ Trung thu đẹp, đầy đủ cũng đóng vai trò quan trọng vào ngày rằm tháng 8.

Mâm cỗ Trung thu truyền thống gồm những gì?

Một mâm cỗ Trung thu đẹp đầy đủ và bắt mắt sẽ không thể thiếu mâm ngũ quả, bánh Trung thu, bánh kẹo và lồng đèn. Chính những yếu tố này không chỉ góp phần hoàn thiện mâm cúng rằm mà còn mang lại không gian chỉn chu, ấm cúng cho con trẻ và các thành viên trong gia đình.

1. Mâm cỗ Trung thu đẹp không thể thiếu bánh Trung thu

Trong mâm cỗ Trung thu truyền thống không thể nào thiếu bánh trung thu, có thể thấy đây là lễ vật quan trọng nhất vào ngày này.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 1.

Một mâm cỗ Trung thu đẹp thì không thể thiếu những chiếc bánh nướng hay bánh dẻo.

Bánh trung thu hình tròn giống với hình dáng tròn đầy của mặt trăng vào ngày rằm, tượng trưng cho sự đủ đầy, thuận hòa, vẹn nguyên và đoàn tụ viên mãn. Còn bánh hình vuông đại diện cho đất trời, biểu trưng cho sự hạnh phúc và mong ước tự do của con người. 

Hiện bánh Trung thu có đa dạng các thể loại và nhân vị, tuy nhiên chúng vẫn nổi bật với 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo. 

2. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả có ý nghĩa rất đặc biệt với người Việt, do đó mâm cỗ Trung thu không thể thiếu trái cây. Mâm ngũ quả Trung thu còn là biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó còn tượng trưng cho thành quả lao động chăm chỉ của người làm nông. Vì vậy, mâm ngũ quả Trung thu thường được chuẩn bị cẩn thận, chỉn chu.

Ngoài ra, mâm ngũ quả được trang trí và bày biện tùy theo truyền thống của từng vùng miền. Nhưng, điểm chung về ngũ quả hiện diện trong mâm cúng đều có hình dáng tròn trĩnh, đại diện cho sự toàn vẹn.

3. Lồng đèn Trung thu

Một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu chính là lồng đèn, cụ thể hơn là lồng đèn ông sao. Đây cũng là kiểu lồng đèn truyền thống đã có từ lâu đời, được làm thủ công từ những thanh tre dẹp và giấy bóng màu đỏ cùng với các chi tiết trang trí khác. Đèn lồng ông sao với năm cánh đều nhau là biểu tượng cho ngũ hành âm dương, đại diện cho sự hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống.

4. Bánh kẹo ngọt

Bên cạnh bánh trung thu thì các loại bánh kẹo ngọt như: kẹo lạc, bánh gạo, kẹo vừng, bánh đậu xanh, bánh quế… cũng là món quen thuộc xuất hiện trên mâm cỗ. Tết Trung thu là tết của thiếu nhi vì thế nhất định không thể thiếu bánh kẹo ngọt cho các bé.

Cách bày trí mâm cỗ Trung thu đẹp, đơn giản dễ làm

Tùy theo từng vùng miền mà cách bày mâm cỗ đêm Trung thu lại khác nhau và không có một yêu cầu trang trí nhất định nào. Viêc bày chí mâm cỗ Trung thu thường được các gia đình bày biện gọn gàng, trang trí đẹp mắt và thể hiện được sự chỉn chu, chân thành nhất.

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc rất tinh tế, gắn liền với những mùa vụ bội thu, những mùa trái ngọt vốn có như hồng, cốm xanh... Thường mâm ngũ quả sẽ có các loại trái cây như bưởi, cam, hồng, chuối, quất, lê... tất cả đều mang ước nguyện tốt lành, may mắn và sinh sôi. 

Bên cạnh đó, mâm cỗ Trung thu miền Bắc không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo tạo hình vuông, tròn, cá chép... để thưởng thức cùng trà ướp hương sen. 

Đặc biệt, mâm cỗ có cách bày trí bắt mắt với những tạo hình ngộ nghĩ như ông tiến sĩ giấy, chó bông kết bằng bưởi và các con vật được làm bằng hoa quả hoặc giấy màu.

Mâm cỗ Trung thu miền Trung

Mâm cỗ Trung thu miền Trung cũng đầy đủ bánh nướng, đèn truyền thống, mâm ngũ quả. Những loại quả dùng dâng cúng đa dạng gồm đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa...

Cách bày mâm cỗ Trung thu miền Trung: Những quả to, nặng sẽ đặt ở dưới, những quả nhỏ nhẹ thì đặt xen kẽ bên trên sao cho đẹp mắt. 

Mâm cỗ Trung thu miền Nam

Ngoài bánh trung thu, thông thường, trên mâm Trung thu của người miền Nam sẽ có mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm ngũ quả của người miền Nam còn có thêm chân đế là 3 quả dứa để thể hiện sự vững vàng, mong gia đình đông con nhiều cháu. Đặc biệt, người miền Nam thường không bày trí các loại quả như lê, táo, chuối, cam, quýt.

Một số hình ảnh mâm cỗ Trung thu đẹp:

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 2.

Mâm cỗ Trung thu thể hiện mong muốn cho sự đủ đầy và bình an.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 3.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 4.

Một mâm cỗ trọn vẹn, đủ đầy sẽ không thể thiếu bánh Trung thu, hoa quả, đèn ông sao.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 5.

Các mâm cỗ Trung thu đẹp, đáng yêu cho thiếu nhi không thể thiếu những chú chó làm bằng tép bưởi.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 6.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 7.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 8.

Cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, đơn giản nhất tại nhà - Ảnh 9.

Ngoài chú chó bằng bưởi, có thể bày thêm các loại hoa quả được tỉa khéo léo, bánh Trung thu và các loại hoa…

Cúng rằm Trung thu vào lúc nào, giờ nào đẹp nhất?Cúng rằm Trung thu vào lúc nào, giờ nào đẹp nhất?

SKĐS - Rằm Trung thu là ngày Tết của trẻ nhỏ. Bên cạnh những hoạt động vui chơi dành cho trẻ nhỏ thì tín ngưỡng thờ cúng trong ngày Tết Trung thu cũng được đặc biệt chú ý. Đặc biệt, nên cúng rằm Trung thu vào lúc nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.

 


Như Hoa (t/h)
Ý kiến của bạn