Các yếu tố dẫn đến hành vi tự sát

15-03-2017 22:09 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Nhiều bằng chứng đã chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ tự sát với một số bệnh ung thư, chấn thương đầu và bệnh dạ dày. Đặc biệt bệnh nhân mắc AIDS có nguy cơ tự sát cao gấp 16 đến 36 lần. Tự sát ở bệnh nhân mắc bệnh cơ thể thường có liên quan đến các bệnh lý tâm thần kết hợp như trầm cảm, nghiện và mất trí. Đánh giá và điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác cũng như điều trị đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối giúp bệnh nhân từ bỏ ý định tự sát và lựa chọn cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Nhiều bằng chứng đã chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ tự sát với một số bệnh ung thư, chấn thương đầu và bệnh dạ dày. Đặc biệt bệnh nhân mắc AIDS có nguy cơ tự sát cao gấp 16 đến 36 lần. Tự sát ở bệnh nhân mắc bệnh cơ thể thường có liên quan đến các bệnh lý tâm thần kết hợp như trầm cảm, nghiện và mất trí. Đánh giá và điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác cũng như điều trị đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối giúp bệnh nhân từ bỏ ý định tự sát và lựa chọn cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Các yếu tố nguy cơ gây tự sát

Một câu hỏi mở rất quan trọng để đánh giá các tác nhân gây stress, ví dụ: Mối quan hệ của bạn trong gia đình (hoặc trong công việc) như thế nào? và sức khỏe của bạn như thế nào? Cần tìm hiểu về tình trạng trầm cảm của người bệnh:Có bao giờ thấy buồn hoặc cảm giác trống rỗng và các cảm giác này diễn ra ít nhất trong hai tuần vừa rồi, khó vào giấc ngủ và khó giữ giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi và giảm sút năng lượng. Giảm cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều, mất các hứng thú và sở thích hầu hết các hoạt động. Cảm giác buồn về chính bản thân mình, khó tập trung, cảm thấy sốt ruột, bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên, căng thẳng, lo âu và dễ nổi cáu, có cơn  hoảng sợ kịch phát gần đây? Nghiện chất (rượu, ma túy, cần sa).

Bệnh nhân thường nêu ra các câu trả lời gián tiếp, ví dụ như tôi chán lắm rồi, tôi đang khủng hoảng, tôi không có giá trị gì. Cần tìm hiểu có ý định tự sát từ bao giờ, có sự việc gì dẫn đến ý định tự sát, ý định tự sát có thường xuyên không, người bệnh  có nghĩ rằng mình đang bị khủng hoảng không,  có nghĩ rằng cuộc sống không còn ý nghĩa nữa? Điều gì trong cuộc sống làm người bệnh cảm thấy tồi tệ hơn, điều gì trong cuộc sống làm người bệnh cảm thấy tốt hơn, có kế hoạch kết thúc cuộc đởi mình không, khả năng kiểm soát ý định tự sát của người bệnh như thế nào? Có khả năng loại bỏ ý định tự sát hoặc gọi ai đó để giúp đỡ không, điều gì giúp người bệnh ngăn cản ý định tự sát?

Điều trị thế nào?

Các thuốc điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác cần được bắt đầu và duy trì. Nếu bệnh nhân nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện khác, bệnh nhân cần được cai. Khi chọn các thuốc điều trị bệnh nhân có ý tưởng tự sát, nguy cơ của việc sử dụng quá liều để tự sát cần được lưu ý. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng như imipramin và amitriptylin và thuốc ức chế MAO như phenelzine mặc dù có hiệu quả cao nhưng cũng gây ngộ độc ở liều cao và có thể được sử dụng làm phương thức tự sát. Các thuốc mới hơn như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin/norepinehprin (SNRIs) có hiệu quả cao và an toàn hơn các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Bệnh nhân mắc lo âu và mất ngủ kết hợp có thể có hiệu quả điều trị tốt bằng các thuốc có tác dụng an dịu như benzodiazepin. Các thuốc chống loạn thần có thể được chỉ định trong các trường hợp có loạn thần.

Các thuốc chống trầm cảm đều cần thời gian dài để đạt hiệu quả tối đa (thường mất khoảng vài tuần).Để tránh các biến chứng không mong muốn, bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân về tác dụng phụ cũng như thời gian cần thiết để các tác dụng phụ đấy thuyên giảm. Bệnh nhân cần được giải thích rằng các tác dụng phụ là bình thường và sẽ thuyên giảm theo thời gian.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý giải quyết được những vấn đề căn bản của trầm cảm.Gia đình, bạn bè và những người thân khác cần tham gia vào quá trình điều trị.  Liệu pháp tâm lý cần được thực hành và mục đích giải quyết các vấn đề hiện tại. Bệnh nhân được khuyến khích đi cùng chồng/vợ hoặc người nhà bởi vì sự hiểu biết của gia đình có ích cho việc cải thiện của bệnh nhân. Bệnh nhân trầm cảm thường tập trung vào cảm giác đau bên trong cơ thể. Nghe được thông tin tốt từ người bên ngoài giúp cho bệnh nhân tin tưởng vào hiệu quả của liệu pháp điều trị trầm cảm.

Bệnh nhân nhiễm độc ma túy hoặc loạn thần có ý tưởng tự sát cần được giữ trong phòng riêng và có sự giám sát chặt chẽ liên tục. Nếu bệnh nhân trở nên nguy hiểm, kích động, gây hấn và xung động thì cần có sự có mặt của nhân viên an ninh và cảnh sát. Thông thường, bệnh nhân nghiện ma túy cần được điều trị dài ngày nên những bệnh nhân này cần được nhập viện hơn là tại phòng giam giữ.

Bác sĩ cần kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược để giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.


PGS.TS Cao Tiến Đức
Ý kiến của bạn