Hà Nội

Các xét nghiệm xác định COVID-19

06-12-2021 13:02 | Y học 360
google news

SKĐS - Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể. Dưới đây là bài viết của TS. Trần Bá Thoại về vấn đề này.

Một xét nghiệm y khoa cần để ý hai chỉ tiêu: Độ đặc hiệu càng cao số dương tính giả càng thấp và độ nhạy càng cao thì âm tính giả càng thấp. 

Các xét nghiệm xác định COVID-19 - Ảnh 1.

TS. Trần Bá Thoại

Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.

Xét nghiệm chẩn đoán virus

Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngoáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 hoạt động hay không.

Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.

Ưu điểm của các xét nghiệm trực tiếp là xác định virus có trong mũi họng, đồng nghĩa là có nguy cơ lây nhiễm. Nhược điểm là phải có máy chuyên sâu, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, đắt tiền và tốn thời gian.

Xét nghiệm kháng thể (antibody test)

Là xét nghiệm phát hiện virus gián tiếp. Mẫu bệnh phẩm là máu, nhằm tìm kiếm các kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh tổng hợp ra để chống lại virus SARS-CoV-2.

Vì kháng thể chỉ được sản xuất vài ngày hoặc vài tuần lễ sau khi bị lây nhiễm và tồn tại một khoảng thời gian sau khi hồi phục, nên các xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để chẩn đoán người đang bị COVID-19 cũng như đánh giá khả năng miễn dịch trong tương lai.

Các xét nghiệm xác định COVID-19 - Ảnh 2.

Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.

Xét nghiệm COVID-19 Việt Nam đang thực hiện

Hiện ở Việt Nam chúng ta đang sử dụng các loại xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên

Đây là xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiên những kháng nguyên của SARS-CoV-2

Ưu điểm

– Phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 do độ nhạy cũng khá cao: dương tính  72% ở người có triệu chứng, và 58% ở người không có triệu chứng..

– Dễ dàng thực hiện, có thể được sử dụng tại các điểm lấy mẫu di động

– Kết quả nhanh chóng, thường dưới 30 phút

– Chi phí rẻ, ít tốn kém so với xét nghiệm RT-PCR

 Nhược điểm

– Độ đặc hiệu không cao, có thể dương tính chéo với các virus khác. Trường hợp cần khẳng định chẩn đoán COVID -19 phải xét nghiệm thêm RT-PCR.

– Kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính không được sử dụng làm bằng chứng để kết thúc cách ly.

 2. Xét nghiệm RT-PCR

Là xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 đang hoạt động, nghĩa là phát hiện bệnh nhân COVID-19, và để xác định, khẳng định, chẩn đoán cho những người có xét nghiệm sàng lọc dương tính.

Cần lưu ý, chỉ số ngưỡng chu kỳ CT (cycle threshold) là số chu kỳ (vòng ) RNA chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm được chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại. Trường hợp F0 nhưng có tải lượng virus thấp, ngưỡng chu kỳ CT> 30, thì có thể cho theo dõi theo dõi, điều trị tại nhà.

Ưu điểm

– Độ nhạy và độ đặc hiệu cao

– Có giá trị khẳng định chẩn đoán

 Nhược điểm

– Thời gian trả kết quả lâu

– Yêu cầu thiết bị, cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm cao và cán bộ lành nghề

– Chi phí thực hiện cao hơn kỹ thuật test nhanh kháng nguyên

3. Xét nghiệm nhanh kháng thể (ELISA)

Đây là xét nghiệm gián tiếp, xét nghiệm nhằm phát hiện những kháng thể sản sinh ra sau khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2.

Vì thế, các xét nghiệm kháng thể này không thể dùng để chẩn đoán sớm nhiễm SARS-CoV-2 được, khi hệ miễn dịch cơ thể chưa sản sinh kháng thể.

Ưu điểm

– Phát hiện kháng thể trong máu giúp đánh giá khả năng sinh miễn dịch (immunogenicity) của bệnh nhân hay người được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

– Có thể thực hiện trong các labo trung bình, và không đòi hỏi kỹ thuật viên cao cấp.

– Chi phí tương đối so với xét nghiệm RT-PCR

 Nhược điểm

 – Xét nghiệm gián tiếp, chỉ cho biết virus có vào cơ thể hay không mà thôi.

4. Xét nghiệm mẫu gộp (POOLED TEST)

Trước tình hình diễn biến phức tạp của COVID-19, đại dịch lan rất nhanh, rất rộng, F0 mất dấu, nguồn nhân, vật lực xét nghiệm còn hạn chế, nhiều nước kể cả Việt Nam áp dụng xét nghiệm mẫu gộp (pooled testing).

Theo phương pháp xét nghiệm này, mẫu gộp gồm 5-10 mẫu đơn được làm một xét nghiệm duy nhất, nếu âm tính thì cả nhóm gộp này đều âm tính, ngược lại nếu mẫu gộp dương tính thì sẽ tiến hành xét nghiệm cho tất cả các mẫu đơn.

Các chuyên gia dịch tễ của các trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC thế giới đều cho nhận xét là xét nghiệm mẫu gộp rất hiệu quả khi tầm soát cho một cộng đồng có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 thấp, vừa tiết kiệm thời  gian lẫn nhân vật lực.

Xét nghiệm COVID-19 "lúc âm, lúc dương", vì sao?Xét nghiệm COVID-19 'lúc âm, lúc dương', vì sao?

SKĐS - Lý giải từ chuyên gia về tình trạng kết quả xét nghiệm COVID-19 “lúc âm, lúc dương” được nhiều người quan tâm.

thich-ung-an-toan-linh-hoat-kiem-soat-hieu-qua-dich-covid-19-16383658831411711696508


TS. Trần Bá Thoại
Ý kiến của bạn