Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc

20-08-2024 10:10 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo kế hoạch, 7 tuyến đường tại Hà Nội sẽ được đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng, điều chỉnh vỉa hè, dải phân cách nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Như Sức khoẻ & Đời sống đã đưa tin, Sở GTVT Hà Nội vừa đề nghị UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc.

Theo kế hoạch này, dự kiến sẽ điều chỉnh kích thước vỉa hè, dải phân cách tại các vị trí đủ điều kiện, tổ chức giao thông tại một số nút giao trên 7 tuyến đường là: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến. 

Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc- Ảnh 1.

Sở GTVT Hà Nội kiến nghị cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc.

Theo Sở GTVT, đây đều là những tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Do vậy, việc đầu tư xây dựng dự án, cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Trong đó, các tuyến đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu nằm trên tuyến buýt nhanh BRT, là trục giao thông xuyên tâm, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc- Ảnh 2.

Trục đường Tố Hữu nối khu vực Hà Đông vào nội đô thường xuyên ùn tắc do lưu lượng phương tiện ở mức cao.

Ghi nhận của PV chiều 19/8 tại đường Lê Văn Lương, chiều dài đường khoảng 2 km, rộng 11,25 m mỗi chiều đường. Đường được chia làm 3 làn xe, trong đó có 1 làn dành riêng cho xe buýt và 2 làn đường hỗn hợp.

Đây là trục hướng tâm kết nối quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm với các quận nội thành nên hàng ngày đón lưu lượng phương tiện giao thông ở mức cao.

Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc- Ảnh 3.

Thường xuyên xuất hiện tình trạng giao thông hỗn loạn tại trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương.

Ngoài ra, dọc tuyến có nhiều chung cư, văn phòng, cùng với đó có nhiều điểm giao cắt nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, giao thông hỗn loạn vào giờ cao điểm. 

Theo người dân thường xuyên di chuyển qua đoạn đường này, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương là cung đường khiến các phương tiện tốn nhiều thời gian để vượt qua. "Những ngày cao điểm, dòng phương tiện nhích từng chút một khiến hành trình từ nhà đến nơi làm việc của tôi vô cùng khó khăn", anh Phạm Hoàng Nam (38 tuổi, Yên Nghĩa, Hà Đông) cho hay.

Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc- Ảnh 4.

Để giảm tải ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị cải tạo một số nút giao trên 7 tuyến đường là: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến.

Tương tự tại các tuyến đường Giảng Võ, Láng Hạ nằm trên tuyến buýt nhanh BRT. Đây đều là trục giao thông trọng điểm, kết nối các khu vực của Thành phố nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, tuyến đường Lê Văn Lương là một trong 7 tuyến đường dự kiến sẽ được xén vỉa hè, dải phân cách. Ngoài ra còn 6 tuyến đường khác, gồm Giảng Võ, Láng Hạ, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến.

Ghi nhận trên tuyến đường chuẩn bị được 'xén' vỉa hè để giảm ùn tắc- Ảnh 5.

Sở GTVT Hà Nội đánh giá, việc đầu tư xây dựng dự án, cải tạo hạ tầng sẽ góp phần giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông.

Sở GTVT Hà Nội đánh giá, việc đầu tư xây dựng dự án, cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông. Cơ quan này cho biết, dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc giao thông (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư dự kiến gần 225 tỉ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng hơn 188 tỉ đồng từ nguồn ngân sách UBND thành phố. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 đến 2027.

Xem thêm video được quan tâm:

Chủ phương tiện vi phạm nồng độ cồn không đến lấy, xe bị tạm giữ xử lý thế nào?



Minh Ngọc
Ý kiến của bạn