1. Lợi ích của bài tập yoga đôi đối với sức khỏe
Yoga có thể là một liệu pháp hỗ trợ hiệu quả cho nhiều bệnh khác nhau, bao gồm ung thư, bệnh tim, viêm khớp, hen suyễn, đái tháo đường, trầm cảm, đau cơ xơ hóa và chứng đau nửa đầu, mất ngủ… Ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh, bạn vẫn được hưởng các lợi ích khi tập luyện từ yoga bởi nó cải thiện sức bền, tính linh hoạt, sự phối hợp và phạm vi chuyển động.
Đối với yoga đôi, bộ môn này mang lại nhiều lợi ích bao gồm:
- Tăng khả năng kết nối: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài tập yoga đôi có thể giúp các cặp vợ chồng cải thiện chất lượng mối quan hệ và sự thân mật. Đối với những người bạn, yoga đôi cũng giúp tăng sự kết nối và tin tưởng giữa hai người.
- Giảm lo lắng và căng thẳng: Các bài tập yoga đôi thậm chí còn giúp giảm căng thẳng và lo lắng hiệu quả hơn khi tập một mình.
2. Các tư thế yoga đôi dễ thực hiện
2.1 Tư thế cùng thở
Bất kỳ ai đều có thể tập luyện yoga với tư thế này. Hãy tìm một không gian thoải mái và yên tĩnh để bắt đầu tư thế này. Hai người ngồi khoanh chân, quay về hai phía đối diện sao cho hai lưng chạm nhau. Sau đó, cùng nhắm mắt lại, điều chỉnh hơi thở ổn định và bắt đầu hít thật sâu, chậm rãi.
Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự lên xuống hơi thở của đối phương. Hãy thả lỏng và thực hiện bài tập này trong khoảng 3 - 5 phút trước khi chuyển qua động tác tiếp theo.
Tư thế cùng hít thở.
2.2 Tư thế chiếc thuyền đôi
Tư thế chiếc thuyền là một trong những bài tập quen thuộc trong yoga. Để thực hiện tư thế này, hai bạn cần ngồi đối diện nhau, khoảng cách vừa đủ cho việc rộng chân.
Từ từ giơ chân lên cao cho tới khi lòng bàn chân của hai người chạm vào nhau. Đồng thời, hai tay nắm vào nhau, mặt đối mặt, thư giãn và thở đều. Bạn có thể duy trì tư thế này trong khoảng 7 nhịp thở hoặc lâu hơn nếu muốn.
Tư thế chiếc thuyền.
2.3 Tư thế vũ công đôi
Nếu muốn tăng sự kết nối giữa hai người, bạn không thể bỏ lỡ tư thế vũ công đôi. Đây là một trong các tư thế yoga đôi đẹp mắt nhưng dễ thực hiện dành cho người mới bắt đầu.
Hai người đứng đối diện với nhau, cách nhau khoảng một cánh tay, hai chân mở rộng bằng hông. Từ từ đưa cánh tay lên trên, lòng bàn tay hướng về phía trước trong khi duỗi người về phía trước, giữ cho chân thẳng và chạm vào tay của đối tác.
Từ từ đưa bụng và ngực hướng xuống đất, ưỡn lưng và mở ngực. Bắt đầu nâng chân phía ngoài lên không trung. Tay còn lại giữ lấy các ngón chân. Khi thực hiện tư thế này, cần lưu ý giữ lưng thẳng và thẳng hàng với vai.
Tư thế vũ công đôi.
2.4 Tư thế chó cúi mặt đôi
Để thực hiện tư thế này, một người bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt trước trong khi người còn lại ở phía trước người kia, di chuyển chân và tay cho đến khi chân bạn chạm được vào lưng dưới của đối phương, tìm vị trí phía eo và ổn định ở tư thế thoải mái.
Giữ nguyên tư thế trong 5 – 7 nhịp thở. Để trở về tư thế ban đầu, người phía sau sẽ cong đầu gối và hạ hông xuống tạo thành tư thế đứa trẻ, sau đó người phía trước sẽ hạ chân xuống sàn.
Tư thế chó cúi mặt đôi.
2.5 Tư thế chiến binh đôi
Khi tập một mình, tư thế chiến binh khá khó để giữ thăng bằng. Tuy nhiên, khi tập hai người, bài tập này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Để bắt đầu, hai bạn hãy đứng quay mặt về phía đối diện. Sau đó, cùng nhau nâng chân sau lên khỏi mặt đất. Đồng thời, một tay nắm lấy mắt cá chân của đối phương, tay còn lại giơ thẳng lên cao nắm lấy tay đối phương. Giữ nguyên trong 5-7 nhịp thở rồi từ từ thu chân về.
Tư thế chiến binh đôi.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Kì thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV-AIDS I SKĐS