Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, phụ nữ thường trải qua giai đoạn gọi là "ốm nghén".
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có những triệu chứng giống nhau. Và những triệu chứng này ở các lần mang thai của 1 phụ nữ cũng có thể khác nhau.
Nhiều triệu chứng mang thai sớm có thể tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Vì vậy, cách duy nhất để chắc chắn là thử thai. Để chắc chắn nếu bạn mang thai, bạn sẽ được chăm sóc càng sớm càng tốt.
Nhưng ngay cả trước khi đến thời điểm thử thai, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sớm. Bởi vì, trong những ngày đầu mang thai đã có những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể bạn.
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về các triệu chứng mang thai sớm.
Những dấu hiệu mang thai sớm
Chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm rõ ràng nhất. Tuy nhiên, bạn có thể bị trễ kinh do căng thẳng, tập thể dục quá mức, ăn kiêng, mất cân bằng hormone và các yếu tố khác. Để chắc chắn hơn, bạn nên thử thai nếu thấy chậm kinh.
Bạn có thể sẽ trễ kinh sau 4 tuần kể từ khi thụ thai. Hầu hết các sớm nhất là 8 ngày sau khi trễ kinh. Que thử thai sẽ có thể phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu của bạn và cho biết bạn có thai hay không.
Buồn nôn và nôn
Triệu chứng ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc không muốn ăn những món mà bạn thường thích. Điều này là khá bình thường trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy cố gắng uống đủ nước và liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nôn liên tục.
Buồn nôn có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang mang thai.
Mệt mỏi
Progesterone là một loại hormone tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều so với bình thường.
Chỉ 1 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi do cơ thể làm việc nhiều hơn để bơm máu bổ sung hỗ trợ cho mầm sống mới trong cơ thể bạn. Những tuần đầu của thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khi thấy mệt.
Đi tiểu thường xuyên
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến thận của bạn phải xử lý thêm chất lỏng. Điều này có nghĩa là bạn có thể đi vào phòng tắm nhiều hơn.
Thay đổi tâm trạng
Thời kỳ đầu mang thai mang dẫn đến những thay đổi về hormone, có thể khiến tâm trạng của bạn rơi vào trạng thái bất ổn. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn dễ xúc động hoặc phản ứng hơn bình thường.
Thay đổi ở ngực
Tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt, ngực của bạn có thể trở nên mềm hơn trong những tuần đầu của thai kỳ. Cũng có thể bạn thấy ngực bị căng hơn do thay đổi hormone. Dấu hiệu này có thể sẽ biến mất sau một vài tuần, khi cơ thể bạn đã thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố.
Những thay đổi ở ngực cũng báo hiệu quá trình mang thai bắt đầu.
Máu báo
Một chút máu có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung. Điều này xảy ra từ 10 - 14 ngày sau khi thụ thai, thường là vào khoảng thời gian bình thường bạn có kinh. Tuy nhiên, lượng máu báo sẽ ít hơn và thời gian ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Chuột rút
Một số phụ nữ bị chuột rút nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai, điều này có thể dễ bị nhầm với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bạn bị chuột rút nhưng không có kinh, có thể bạn đang có những dấu hiệu mang thai sớm. Các dấu hiệu khác bao gồm chuột rút ở chân và đau nhức ở lưng dưới.
Nghẹt mũi
Những thay đổi trong nội tiết tố và quá trình bơm máu không đầy đủ khiến màng nhầy trong mũi của bạn bị khô và sưng lên. Điều này có thể dẫn đến chảy máu cam, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn đầu mang thai có thể bao gồm đầy hơi và táo bón.
Hormone có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta, đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ bị tiêu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt. Thời kỳ đầu mang thai thường kèm theo táo bón do nội tiết tố thay đổi đột ngột.
Đầy hơi trong thời kỳ đầu mang thai có thể cảm thấy tương tự như đầy hơi do hội chứng tiền kinh nguyệt, vì vậy bạn có thể không nhận thấy. Tuy nhiên, chứng đầy bụng khi mang thai ở giai đoạn đầu xảy ra do sự thay đổi hormone.
Những thay đổi của cơ thể và các triệu chứng báo hiệu bạn có thai trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ biến mất khi sang tháng thứ 4 trở đi. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khi nào nên thử thai?
Thử thai là đo nồng độ hCG - một loại hormone được tiết ra khi thai nhi bắt đầu hình thành trong cơ thể vào thời điểm thụ thai và nhân lên nhanh chóng trong thời kỳ đầu mang thai. Vậy nên việc xác định có hCG là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của thai kỳ.
Thông thường, nồng độ hCG sẽ ghi nhận trên que thử thai trong vòng 3-4 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn. Điều này thường rơi vào khoảng thời gian bạn thường có kinh.
Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, bạn có thể thử thai trước khi bị trễ kinh. Trên hộp sẽ ghi rõ thời điểm thích hợp để lấy que thử thai. Tránh làm xét nghiệm sớm hơn so với hướng dẫn, vì điều này có thể dẫn đến sai lệch kết quả.
Nếu trễ kinh vài ngày, hãy thử thai tại nhà, ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu mang thai sớm nào. Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải các triệu chứng rất sớm, và điều quan trọng là phải được chăm sóc trước khi sinh càng sớm càng tốt.
Thử thai để phát hiện nồng độ hCG là cách xác định mang thai nhanh và sớm nhất.
Hãy nhớ rằng những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác, chẳng hạn như kỳ kinh nguyệt của bạn đã sẵn sàng hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Chúng cũng có thể do căng thẳng hoặc xảy ra khi bạn thay đổi thuốc tránh thai. Vì vậy không phải lúc nào gặp những dấu hiệu trên cũng có nghĩa là bạn đang mang thai. Hãy chắc chắn đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ có thai.
Xem thêm video đang được quan tâm
Trẻ xem thiết bị điện tử bao lâu thì ảnh hưởng đến mắt?