Hà Nội

Các thuốc dùng trị trào ngược dạ dày thực quản

10-04-2022 06:52 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hoá phổ biến với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy có những thuốc nào sử dụng điều trị cho tình trạng này?

1. Nhận biết các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến trong dân số nói chung, và tỷ lệ hiện mắc của ngày càng tăng trên toàn thế giới. GERD được chẩn đoán khi sự trào ngược của các chất trong dạ dày gây ra các triệu chứng và / hoặc biến chứng phiền toái và đây là bệnh tiêu hóa ngoại trú phổ biến nhất.

Trào ngược từ dạ dày gây ra các triệu chứng như ợ chua và trào ngược, là các triệu chứng cơ bản của GERD, và các triệu chứng khác, như đau ngực, hen suyễn, khàn giọng và rối loạn giấc ngủ, cũng được coi là các triệu chứng không điển hình của GERD. Trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản và thuốc điều trị - Ảnh 1.

Trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn tiêu hóa phổ biến.

Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như ợ chua và trào ngược axit. Ngoài ra, có nhiều triệu chứng có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Khó hoặc đau khi nuốt, hoặc đột ngột tiết nhiều nước bọt. Khó nuốt là một triệu chứng đáng báo động cần được chăm sóc y tế kịp thời.
  • Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau họng mãn tính, viêm thanh quản, ho mãn tính và các vấn đề răng miệng khác như viêm nướu và mòn men răng. Một lượng nhỏ axit có thể trào ngược vào cổ họng hoặc vào phổi và gây kích ứng.

Tuy nhiên, đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ ràng và sự hiện diện của trào ngược dạ dày thực quản chỉ bộc lộ khi các biến chứng trở nên rõ ràng.

2. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Kiểm soát các triệu chứng
  • Chữa lành thực quản bị viêm hoặc tổn thương
  • Ngăn ngừa các biến chứng

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể được sử dụng để xác nhận, loại trừ chẩn đoán hoặc phát hiện các biến chứng như viêm, hẹp hoặc Barrett thực quản.

GERD là một bệnh mãn tính và dễ tái phát. Do đó, điều trị lâu dài và thích hợp là cần thiết. Các lựa chọn điều trị bao gồm điều chỉnh lối sống, dùng thuốc , phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp.

3. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

3.1 Thuốc chẹn H2

Các thuốc không kê đơn chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời mà không ngăn chặn sự tái phát của các triệu chứng hoặc chữa lành thực quản bị tổn thương. Do vậy, không nên dùng thường xuyên để thay thế cho các loại thuốc kê đơn. Nếu cần dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Thuốc chẹn H2 đôi khi được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2 hoặc chất đối kháng thụ thể H2. Histamine là một chất hóa học có tác dụng kích thích các tế bào trong niêm mạc dạ dày, tạo ra axit clohydric. Có quá nhiều axit clohydric có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản, cùng với nhiều tình trạng khác.

Thuốc chẹn H2 làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày bằng cách ức chế giải phóng histamine, kích thích chính để tiết axit trong dạ dày.

Với liều lượng được kê đơn, thuốc giúp loại bỏ các triệu chứng và cho phép chữa lành thực quản ở khoảng 50% bệnh nhân. Tuy nhiên, sự thuyên giảm chỉ được duy trì ở khoảng 25% số người sử dụng thuốc chẹn H2.

Các thuốc chẹn H2 phổ biến bao gồm: Cimetidine, famotidine, nizatidine...

Thuốc chẹn H2 có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Những người bị suy thận, suy gan và những người trên 50 tuổi cũng có thể phát triển các tác dụng phụ của hệ thần kinh trung ương. Những tác dụng phụ này bao gồm mê sảng, lú lẫn, ảo giác và nói lắp.

Các thuốc dùng trị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 4.

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ người dùng cần lưu ý

3.2 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp hạn chế tiết axit trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng và kiểm soát biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Các thuốc PPI phổ biến là: Esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole...

PPI thường an toàn và hiệu quả đối với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá việc sử dụng PPI trong một thời gian dài cho thấy một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

  • Thiếu vitamin B12
  • Tăng nguy cơ viêm phổi
  • Tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương
  • Tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn
  • Thiếu magiê

3.3 Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit làm giảm tính axit bằng cách trung hòa axit, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Thuốc thường có tác dụng nhanh nên giúp giảm ngay các triệu chứng của GERD.


Các thuốc kháng axit phổ biến là: Nhôm hydroxit, magie cacbonat và magie trisilicat với nhiều tên thương hiệu khác nhau và có sẵn ở dạng viên nén và chất lỏng.

Thuốc kháng axit không được khuyến khích sử dụng thuốc trong thời gian dài. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm:

Thuốc kháng axit chứa magie có xu hướng nhuận tràng trong khi thuốc kháng axit chứa nhôm có xu hướng gây táo bón. Nếu đang dùng thuốc kháng axit, nên tránh dùng chúng cùng lúc với thuốc khác vì có thể gây tương tác bất lợi.

3.4 Thuốc điều hòa nhu động

Chức năng nhu động dạ dày thực quản là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh lý bệnh của GERD, và rối loạn nhu động dạ dày thực quản bao gồm giảm áp lực LES (cơ thắt thực quản dưới), nhu động thực quản kém hiệu quả và chậm làm rỗng dạ dày.

Các thuốc điều hòa nhu động phổ biến là: Metoclopramide, domperidone, cisapride...

Thuốc giúp đẩy nhanh tiến độ làm rỗng của dạ dày và ruột, cải thiện trương lực cơ đường tiêu hóa, ức chế môn vị và trào ngược thực quản, dẫn đến làm giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng axit như một chất bổ trợ, thay vì điều trị duy nhất đối với GERD.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và có chống chỉ định với người xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy chỉ được dùng thuốc khi có sự theo dõi của bác sĩ kê đơn.

4. Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là bước đầu tiên trong điều trị bệnh. Để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh, cần thực hiện:

  • Giảm cân nếu thừa cân 
  • Tránh các loại thực phẩm làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, bao gồm cả đồ uống có chứa caffein. 
  • Tránh các loại thực phẩm làm giảm áp lực trong thực quản dưới, như thức ăn giàu chất béo, rượu và bạc hà. 
  • Tránh thực phẩm ảnh hưởng đến nhu động ruột (các chuyển động cơ trong đường tiêu hóa), như cà phê, rượu và chất lỏng có tính axit. 
  • Tránh ăn quá no, quá nhiều trong một bữa.
  • Bỏ hút thuốc. 
  • Không nằm ngay sau bữa ăn. 
  • Nâng cao đầu khi nằm.  

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

DS. Lê Thanh Hoà
Ý kiến của bạn