Hà Nội

Các thuốc dùng trị nhiệt miệng

23-09-2024 14:02 | Tra cứu bệnh

SKĐS – Nhiệt miệng (loét miệng) thường biểu hiện bằng những vết loét nhỏ, đau hoặc tổn thương phát triển trên niêm mạc mềm của miệng. Hầu hết các vết loét miệng đều tự lành hoặc dùng các sản phẩm không kê đơn (OTC) trong vòng 1 đến 2 tuần…

Nhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừaNhiệt miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

SKĐS - Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét xảy ra trong niêm mạc miệng, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đa số vết nhiệt (loét) miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày, số ít có thể gây bội nhiễm và biến chứng. Bệnh nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống.

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiệt miệng và thường vô hại. Có nhiều sản phẩm không kê đơn (OTC) khác nhau, giúp làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng. Ngoài ra, một số thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng và tần suất mắc bệnh.

Nếu loét miệng kéo dài hơn ba tuần và tái phát hoặc cực kỳ đau đớn, cần được chăm sóc y tế. Thuốc theo toa cần thiết trong trường hợp loét tái phát và không lành.

1. Các loại nhiệt miệng thường gặp

Các thuốc dùng trị nhiệt miệng- Ảnh 2.

Vết nhiệt miệng điển hình.

Cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát. Đau và khó khăn khi nhai thức ăn, uống hoặc nuốt. Đau tăng lên nếu bị kích thích bởi nói, đánh răng hoặc ăn một số loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt. Nhiệt miệng nghiêm trọng cũng có thể gây sốt và sưng hạch bạch huyết. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nhiệt miệng có thể được phân loại thành các loại sau:

- Nhiệt miệng nhỏ: Đây là loại nhiệt miệng phổ biến nhất, chiếm tới 85% các trường hợp. Biểu hiện tổn thương nhỏ, tròn hoặc hình bầu dục, có mép rõ ràng và lành trong vòng 1 hoặc 2 tuần, không để lại sẹo.

- Nhiệt miệng lớn: Loại loét này ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 10% các trường hợp. Biểu hiện với tổn thương vết loét lớn, sâu hơn, rất đau và có thể hoặc không có ranh giới rõ ràng. Nhiệt miệng lớn mất nhiều thời gian để lành và có thể gây sẹo rộng.

- Nhiệt miệng dạng herpes: Đây là những tổn thương nhỏ có rìa không đều, xuất hiện thành từng cụm và lành trong vòng 1 tháng mà không để lại sẹo. Những vết loét này hiếm khi xảy ra và thường xuất hiện trên lưỡi.

2. Điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Việc điều trị nhiệt miệng được chia thành hai loại chính:

2.1 Giảm nhẹ triệu chứng nhiệt miệng

Có nhiều loại thuốc không kê đơn và thuốc theo toa để bôi hoặc/và uống nhằm giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét miệng nhanh hơn:

  • Gel bôi tại chỗ có chứa chất gây tê như benzocaine, lidocaine được sử dụng để giảm đau.
  • Thuốc sát trùng có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nhiệt miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate có thể làm giảm thời gian bị loét.
  • Nước súc miệng kháng sinh có chứa tetracycline giúp giảm kích thước vết loét và cơn đau liên quan đến vết loét.
  • Thuốc giảm đau dạng uống như diclofenac được dùng để giảm đau.
  • Thuốc steroid uống và nước súc miệng có chứa dexamethasone được kê đơn trong trường hợp loét nghiêm trọng.
  • Thuốc dùng để điều trị loét đường tiêu hóa như sucralfat cũng có thể giúp giảm đau do nhiệt miệng.
  • Sử dụng tia laser để đốt (một loại phẫu thuật nhỏ) vết loét miệng, thúc đẩy quá trình chữa lành nhanh hơn…

2.2 Chăm sóc hỗ trợ

  • Bổ sung vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm bổ sung vitamin được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin nhóm B.
  • Thuốc hạ sốt như paracetamol có thể được sử dụng để điều trị tình trạng nhiệt miệng kèm theo sốt.
  • Có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng kèm theo nào (dùng theo chỉ định của bác sĩ).

3. Lưu ý khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Đối với các sản phẩm không kê đơn, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, để sử dụng đúng liều lượng (uống), lượng thuốc bôi (đối với thuốc bôi), số lần dùng, và những lưu ý (nếu có).

Đối với các thuốc theo đơn, dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng, hoặc bỏ thuốc khi triệu chúng thuyên giảm. Cần xin ý kiến của bác sĩ khi muốn thay đổi bất kỳ điều gì trong dùng thuốc.

Bất cứ thuốc nào dù là thuốc không kê đơn (OTC) hay kê đơn đều có thể gây ra những tác dụng phụ. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng, người dùng cần theo dõi các bất lợi, nếu xảy ra hãy ngừng thuốc, đi khám hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được ứng phó thích hợp, kịp thời.

4. Chăm sóc tại nhà cho người bệnh nhiệt miệng

Các thuốc dùng trị nhiệt miệng- Ảnh 3.

Có thể chườm đá để giảm đau do nhiệt miệng.

Nếu bị nhiệt miệng, bạn có thể thực hiện những điều sau tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy vết thương mau lành hơn:

Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng có lông mềm sau bữa ăn. Súc miệng kỹ, tốt nhất là bằng nước súc miệng không kê đơn.

Tránh ăn trái cây họ chanh, cam quýt, rau có tính axit, thức ăn cay hoặc nóng có thể gây kích ứng thêm vết loét.

Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng.

Có thể ngậm đá viên hoặc chườm đá bên ngoài tại vị trí nhiệt miệng, giúp giảm viêm và giảm đau.

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để đảm bảo dinh dưỡng tốt.

5. Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng không thể phòng ngừa hoàn toàn, nhưng có thể giảm tần suất xuất hiện hoặc các triệu chứng khó chịu bằng cách làm theo các mẹo dưới đây:

Giảm lượng thức ăn gây kích ứng miệng: Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với nhiều loại thực phẩm. Bạn có thể xác định được nguyên nhân gây ra các triệu chứng khi bị loét thường xuyên sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định.

Hạn chế uống rượu, không hút thuốc.

Giảm căng thẳng về mặt cảm xúc và tham gia các hoạt động giúp tăng cường sức khỏe tinh thần.

Cố gắng ngủ đủ giấc và ngon giấc.

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn.

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Tham khảo ý kiến nha sĩ nếu có răng giả hoặc miếng trám không vừa hoặc bị gãy…

Hầu hết các vết loét miệng sẽ tự khỏi trong vòng 1–2 tuần. Nếu vết loét gây đau hoặc không lành nhanh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị. Thuốc chữa nhiệt miệng giúp bảo vệ vùng loét, giảm đau, giảm sưng hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng thêm…
Câu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệngCâu hỏi liên quan bệnh nhiệt miệng

SKĐS - Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét trên niêm mạc trong khoang miệng, chủ yếu ở nướu, bên trong má, môi, mặt dưới của lưỡi. Nhiệt miệng thường lành tính và có thể tự khỏi, nhưng nếu để tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, sốt, nổi hạch…


DS. Nguyễn Thu Phương
dược sĩ
Ý kiến của bạn