Các thuốc điều trị loét thực quản

12-04-2025 17:00 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

1. Nguyên nhân nào gây ra loét thực quản?

- Do vi khuẩn: Một trong những nguyên nhân gây loét thực quản là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Vi khuẩn này làm hỏng lớp niêm mạc của thực quản, khiến thực quản dễ bị tổn thương hơn do axit dạ dày.

- Do nấm, virus: Các vi sinh vật gây bệnh tấn công trực tiếp vùng niêm mạc thực quản gây loét.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Những người bị GERD thường xuyên bị trào ngược axit trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, cuối cùng có thể dẫn đến loét thực quản.

Loét thực quản: Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và điều trị

Hình ảnh viêm loét thực quản.

- Hút thuốc, uống quá nhiều rượu và sử dụng thường xuyên thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, cũng có thể làm hỏng lớp niêm mạc thực quản và dẫn đến loét.

- Do di truyền...

Căng thẳng hoặc thức ăn cay... có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét thực quản hiện có.

Các triệu chứng phổ biến của loét thực quản là:

2. Loét thực quản được điều trị như thế nào?

Việc điều trị loét thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân:

- Nếu vết loét do nhiễm trùng H. pylori: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn (theo phác đồ điều trị nhiễm trùng H. pylori của Bộ Y tế).

- Nếu loét do sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng dùng NSAID và có thể thay thế bằng các thuốc chống viêm, giảm đau khác.

Các trường hợp bổ sung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thông quan từ

Việc dùng thuốc điều trị loét thực quản cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét.

- Nếu nguyên nhân là do trào ngược axit dạ dày có thể dùng các thuốc:

+ Thuốc chẹn H2

Ranitidine (zantac): Thuốc hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày, dùng trị bệnh trào ngược thực quản và dùng cho trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết axit.

Một số tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn, nôn, đau dạ dày; tiêu chảy hoặc táo bón; giảm ham muốn tình dục; đau đầu, chóng mặt.

Famotidine (pepcid): Làm giảm tình trạng tiết dịch vị, điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Tác dụng phụ hay xuất hiện ở người dùng famotidine là đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy)…

+ Thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày, bảo vệ thực quản và giúp thực quản lành lại. Các thuốc PPI bao gồm: Lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole, omeprazole…

Tác dụng phụ của các thuốc PPI bao gồm đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Điều trị PPI có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Clostridium difficile, Salmonella, Campylobacter và Shigella...

3. Lưu ý khi dùng thuốc

- Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc (đặc biệt là đối với các thuốc kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc nguy hiểm). Tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét, bạn cũng có thể cần dùng thêm thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng virus… theo chỉ định.

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: Nếu có những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý thích hợp, kịp thời.

- Tương tác thuốc: Trong điều trị có thể cần phối hợp nhiều loại thuốc, để tránh tương tác thuốc bất lợi, người bệnh không nên tự ý dùng thêm thuốc không kê đơn, thậm chí là vitamin, thảo dược mà không thông báo cho bác sĩ biết.

- Lưu ý một số thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà:

Một số thay đổi lối sống hoặc biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp kiểm soát tình trạng loét thực quản như:

- Giảm căng thẳng (chẳng hạn như tập thể dục hoặc tham gia lớp yoga).

- Ngủ đủ giấc.

- Ăn chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, ít thực phẩm chế biến hoặc nhiều đường.

- Ăn nhiều bữa nhỏ hơn thường xuyên hơn.

- Giữ thẳng người trong vài giờ sau khi ăn.

- Tránh uống rượu.

- Uống nhiều nước.

- Không hút thuốc.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì…

Mời độc giả xem thêm:

Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhLoét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Loét thực quản là tình trạng tổn thương làm mất liên tục lớp niêm mạc thực quản. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ kéo theo nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.


DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn