Bệnh viêm trực tràng thường gây ra cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn - trực tràng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm trực tràng thường có tâm lý e ngại khi đi khám bệnh.
Bệnh viêm trực tràng (hemorrhoids)
Là bệnh lý đường tiêu hóa ở vùng hậu môn - trực tràng, với biều hiện các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng và giãn ra tạo thành các búi trĩ. Các búi trĩ có thể nằm ngay trong hậu môn (gọi là trĩ nội) hay ngoài hậu môn (gọi là trĩ ngoại).
Nguyên nhân:
- Táo bón hay tiêu chảy kéo dài.
- Nghề nghiệp buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế…
- Sự thay đổi cơ thể của thai phụ trong thời kỳ mang thai.
- Ít vận động, béo phì.
- Biến chứng của bệnh xơ gan, nhiễm trùng hậu môn.
- Người làm công việc lao động nặng nhọc.
- Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều chất kích thích, gia vị.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh VTT….
Triệu chứng:
- Ngứa, bỏng rát ở vùng hậu môn.
- Đau khi ngồi hay khi đại tiện.
- Ra máu tươi khi đi vệ sinh.
- Xuất hiện các búi trĩ có màu xanh hay tím…
Phân loại:
Bệnh VTT được chia làm 3 dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp (vừa trĩ nội, vừa trĩ ngoại) và 4 cấp độ:
- Trĩ độ 1: có hiện tượng xuất huyết nhưng các búi trĩ không sa ra ngoài hậu môn.
- Trĩ độ 2: các búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự động co lại về vị trí ban đầu bên trong hậu môn.
- Trĩ độ 3: các búi trĩ sa ra ngoài nhưng phải dùng tay đẩy vào mới trở về vị trí ban đầu.
- Trĩ độ 4: các búi trĩ sa ra ngoài nhưng không thể dùng tay đẩy trở về vị trí ban đầu.
Thuốc điều trị bệnh viêm trực tràng
- Nhóm thuốc Flavonoid (diosmin, hesperidin, rutin…): là những hoạt chất tự nhiên có tác dụng làm bền thành mạch máu, giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch... Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc viên.
- Nhóm thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain..): có tác dụng giảm đau, ngứa, bỏng rát…ở vùng hậu môn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc đạn hay dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…).
Cần lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
- Các chất bảo vệ (glycerin, bơ ca cao,mỡ cừu…) tạo thành một lớp bảo vệ da ngăn chận các mô bị khô, giúp giảm đau, ngứa, bỏng rát ở vùng hậu môn.
Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…
- Nhóm thuốc co mạch (ephedrin, phenylephrin…) có tác dụng làm co các mạch máu nên làm giảm tạm thời các triệu chứng sưng, đau, bỏng rát ở vùng hậu môn bị kích thích.
Cần lưu ý: không được sử dụng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến…
- Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason...) có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng thuốc kem, thuốc mỡ hay thuốc đạn.
- Nhóm thuốc giảm đau các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của bệnh VTT.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, còn có các phương pháp điều trị khác như chích xơ, thắt vòng bằng cao su, phẫu thuật…
Đối với bệnh VTT, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là hết sức quan trọng như chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, tránh sử dụng nhiều các chất kích thích, gia vị, uống nhiều nước, tránh táo bón, tiêu chảy, giữ vệ sinh vùng hậu môn, tăng cường vận động… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong phòng tránh và điều trị bệnh!