Các thuốc bôi trị mụn trứng cá

11-01-2023 15:32 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Việc sử dụng các thuốc dạng bôi trị mụn trứng cá cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và thuốc điều trịMụn trứng cá: Nguyên nhân và thuốc điều trị

SKĐS - Mụn trứng cá là vấn đề có thể gặp từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến giai đoạn trưởng thành và là một trong những bệnh lý rất thường gặp...

Mụn trứng cá là tình trạng các nang lông bị bít tắc do dầu và tế bào chết, gây ra mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn nhọt. Mụn có thể mắc ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất ở tuổi thanh thiếu niên.

Nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm sạch mụn hay tình trạng mụn kéo dài và nghiêm trọng thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị y tế thích hợp, trong đó có sử dụng các thuốc bôi trị mụn trứng cá.

photo-1673400607517

Mụn trứng cá có thể để lại các vết sẹo trên mặt gay mất thẩm mỹ…

Các loại thuốc kê đơn tại chỗ phổ biến nhất cho mụn trứng cá là:

1.Retinoids

Các loại thuốc này bào gồm: Tretinoin, adapalene, tazarotene…

Thuốc có chứa axit retinoic hoặc tretinoin thường hữu hiệu cho mụn trứng cá mức độ trung bình, bao gồm dạng kem, gel và lotion; giúp ngăn chặn tình trạng bít các nang lông. Nên bôi thuốc vào buổi tối, bắt đầu với 3 lần/tuần, sau đó dùng hằng ngày khi da đã quen.

Lưu ý: Không bôi tretinoin cùng lúc với các thuốc có chứa benzoyl peroxide. Retinoids tại chỗ làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, có thể gây khô da và mẩn đỏ, đặc biệt ở những người da nâu hoặc da đen.

Các thuốc dạng bôi không nên sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Thuốc kháng sinh

Các thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trên da và giảm đỏ, viêm. Trong vài tháng đầu điều trị, có thể sử dụng kết hợp cả retinoid và kháng sinh. Theo đó, bôi kháng sinh vào buổi sáng và retinoid bôi vào buổi tối.

Thuốc kháng sinh thường được kết hợp với benzoyl peroxide để giảm khả năng phát triển kháng kháng sinh. Ví dụ: Kết hợp clindamycin với benzoyl peroxide hoặc erythromycin với benzoyl peroxide...

Thuốc kháng sinh đơn độc tại chỗ không được khuyến cáo. Không nên sử dụng thuốc này ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

photo-1673400619170

Sử dụng các thuốc bôi trị mụn trứng cá cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.


3. Axit azelaic và axit salicylic

Axit azelaic là một loại axit tự nhiên được sản xuất bởi nấm men, có đặc tính kháng khuẩn. Kem hoặc gel axit azelaic 20% được chứng minh có hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá thông thường, khi sử dụng hai lần một ngày.

Axit azelaic theo toa là một lựa chọn dùng được cho người mang thai và cho con bú. Thuốc cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sự đổi màu xảy ra với một số loại mụn trứng cá. Các tác dụng phụ bao gồm đỏ da và kích ứng da nhẹ.

Axit salicylic có thể giúp ngăn ngừa nang lông bị bít tắc và có sẵn ở cả dạng sản phẩm rửa sạch và sản phẩm lưu lại trên da. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả còn hạn chế. Loại thuốc này có thể gây đổi màu da và kích ứng nhẹ.

5. Clascoterone

Đây là một thuốc điều trị tại chỗ, mới được phê duyệt cho mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Thuốc nhắm mục tiêu các hormone gây ra mụn trứng cá.

Mặc dù cách thức hoạt động của thuốc này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng đã được chứng minh là có tác dụng giảm mụn trứng cá ở cả nam và nữ trên 12 tuổi.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị mụn trứng cá

- Khi dùng thuốc trị mụn nên cảnh giác với các tác dụng phụ có thể xảy ra và tương tác với các loại thuốc khác.

- Retinoids tại chỗ và benzoyl peroxide có thể khiến da bị đỏ, khô và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

- Hiệu quả trị mụn của các loại thuốc bôi có thể đạt được trong 4-8 tuần. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để mụn khỏi hoàn toàn.

- Phác đồ điều trị tùy thuộc vào độ tuổi, loại mụn và mức độ nghiêm trọng của bệnh, do đó, người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Khi có triệu chứng bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Xem thêm video đang được quan tâm:

6 lợi ích của việc cắt bỏ đường.

DS. Hoàng Vân
Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn