Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, bảo vệ và tăng sức đề kháng của tĩnh mạch, có rất nhiều các thảo dược và hoạt chất quý như sau:
* Diếp cá ¸ Herba houttuyniae : : Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Các hoạt chất trong Ngư tinh thảo là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch. Tinh dầu Ngư tinh thảo chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ…). Vì vậy, Ngư tinh thảo được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…
Việc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được coi là khá hiệu quả, tuy nhiên cần kiên trì vì hiệu quả không phải là tức thời. Chia sẻ trên tờ VnMedia, PGS. TS. Dương Trọng Hiếu cho biết, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá, đặc biệt là tác dụng điều trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ đau nhức, dùng lá Diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau.
* Đương quy Angelica sinensis : Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy còn có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
* Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….
Có một số bằng chứng cho việc sử dụng của rutin để chữa suy tĩnh mạch mãn tính, phù nề, bệnh trĩ , các rối loạn tĩnh mạch,….. Rutin được sử dụng ở châu Âu, Mexico và các nước Mỹ Latinh khác để điều trị rối loạn tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ dưới tên là troxerutin, và đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu kể từ giữa những năm 1960
* Curcumine là một hoạt chất chính của củ nghệ ( Curcuma domestica ), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
* Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Việc sử dụng trực tiếp các thảo dược trên cần có thời gian để thu gom , dùng với lượng nhiều, cần kiên trì, cũng như mùi vị khó chịu sẽ gây cản trở quyết tâm trị bệnh của nhiều người. Việc sử dụng đơn lẻ từng thành phần cũng không mang lại hiệu quả cao. Cần phải phối hợp các thảo dược với nhau, với một tỷ lệ khoa học sẽ mang lại tác dụng hiệp đồng, giúp tăng nhiều lần hiệu quả chữa trị.
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin), giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm giúp giải cứu cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm dạng viên uống để người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện và đạt hiệu quả tốt. Người bệnh sẽ không e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình.
Tài liệu tham khảo:
Tác dụng sinh học của flavonoid, trang 286-288; Hoa hòe trang 290-293; – Bài giảng Dược Liệu, tập I, bộ môn Dược Liệu, trường đại học Dược HN, 2004 .
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học, 2005
Bài giảng Dược Liệu, tập I, bộ môn Dược Liệu, trường đại học Dược HN, 2004.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969-1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh Trĩ, Táo bón.