Hà Nội

Các phương pháp trị tiểu không tự chủ

SKĐS - Tiểu không tự chủ thường thể hiện ở tiểu dầm (tiểu khi ngủ) và tiểu không cầm được (tiểu són ra quần lúc thức), thuộc chứng di niệu trong y học cổ truyền.

1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tiểu không tự chủ liên quan mật thiết với trạng thái thận khí hư và trạng khí của bàng quang là do "thận khí bất cố" (thận khí không kiện toàn, chức năng khí hóa bị suy yếu) và "bàng quang thất ước" (chức năng ước thúc, kiềm chế, điều tiết nước tiểu của hệ thống bàng quang, niệu đạo trục trặc).

người trưởng thành, khi dung tích nước tiểu trong bàng quang lên tới 250-300ml, áp lực bên trong bàng quang sẽ lên tới 18-20 cm cột nước. Áp lực này tác động lên cơ quan cảm thụ áp lực ở thành bàng quang, kích thích cơ bàng quang co thắt, tạo ra xung động thần kinh, truyền lên não và gây ra cảm giác mót tiểu. Nếu lúc đó chưa thể đi tiểu, thì tác dụng ức chế của đại não sẽ làm cho cảm giác mót tiểu mất đi, nhưng sau đó một lúc bàng quang lại co bóp, buộc phải đi tiểu. 

Khi hoàn cảnh cho phép đi tiểu, đại não sẽ phát ra xung động truyền đến phần dưới của tủy sống, rồi qua thần kinh chậu, tới bàng quang và hệ thống cơ thắt niệu đạo, khiến cơ bàng quang co bóp mạnh, đẩy nước tiểu xuống niệu đạo, đồng thời cơ thắt niệu đạo cũng giãn ra, để nước tiểu bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, cơ hoành và cơ thành bụng co rút, làm tăng áp lực trong khoang bụng, có tác dụng giúp cho bàng quang bài tiết nước tiểu.

Để có thể tiểu tiện một cách chủ động, phải có sự hoạt động nhịp nhàng giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo, dưới sự chỉ huy của đại não. Trường hợp thần kinh tủy sống hoặc khung chậu bị tổn thương, đường truyền tín hiệu chỉ huy từ đại não có thể bị cắt đứt. Khi đó, quá trình bài tiết nước tiểu dựa hoàn toàn vào phản xạ bẩm sinh: Chỉ cần áp lực trong bàng quang lên tới mức độ nhất định, cơ bàng quang tăng co bóp, đẩy nước tiểu xuống, đồng thời cơ thắt niệu đạo cũng mở ra theo phản xạ, và nước tiểu tự động bài tiết ra ngoài dẫn tới hiện tượng tiểu không tự chủ.

photo-1651028945954

Vị thuốc hoài sơn trong bài thuốc trị tiểu không tự chủ.

2. Các phương pháp chữa tiểu không tự chủ

2.1. Châm cứu

Hai huyệt đã được dùng nhiều điều trị hiệu quả tiểu không tự chủ là: Trung cực và tam âm giao

- Trung cực (huyệt mộ của bàng quang) nằm ở đường giữa bụng dưới giao với nếp bụng dưới - dưới huyệt ở trong bụng là bàng quang, có tác dụng điều hòa lại khí của bàng quang (chức năng co bóp của bàng quang).

Tam âm giao (huyệt giao của ba kinh tỳ, thận, can) nằm ở trên mỏm cao mắt cá trong 4 khấc ngón tay, sau bờ trong xương chày 0,4cm, có tác dụng điều hòa hoạt động của 3 kinh trên, huyệt có tác dụng đặc biệt với hệ sinh dục tiết niệu.

Ngoài ra người ta còn dùng các huyệt quan nguyên, túc tam lý, thận du, thần môn...

photo-1651028949874

Tam âm giao (huyệt giao của ba kinh tỳ, thận, can).

2.2. Xoa bóp

Chủ yếu dùng thủ thuật xoa bụng dưới, day vùng huyệt trung cực, quan nguyên, thông qua thủ thuật tác động vào thành bụng, thành bàng quang. Ngoài ra còn day/ấn tam âm giao, túc tam lý.

3.3. Thuốc uống trong

Dùng 1 trong số bài thuốc sau

- Bài 1: Hoài sơn 40g, ô dược 30g, ích trí nhân 30g. Tất cả tán bột mịn. Bột hoài sơn cho vừa nước nấu thành hồ đặc, sau đó cho bột ô dược, ích trí nhân vào, luyện kỹ hoàn viên. Người lớn mỗi lần uống 8g (trước bữa ăn và trước khi ngủ). Trẻ em giảm liều, dùng theo tuổi.

- Bài 2: Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, bạch truật 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, trần bì 9g, đương quy 9g, hoài sơn 20g, thỏ ty tử 10g, ô dược 6g, ích trí nhân 10g, khiếm thực 10g. Sắc uống ngày 1 thang; chia 3 phần uống trong ngày.

- Bài 3: Long nhãn nhục 15g, toan táo nhân (sao đen) 12g, khiếm thực 10g. Sắc uống trong ngày.

2.4. Thuốc dùng ngoài

Hành trắng (thông bạch) liền cả củ và rễ, lưu hoàng 15g, gừng tươi 2 lát; tất cả giã nhuyễn; khi nằm ngủ đắp lên rốn, cố định bằng băng gạc.

2.5. Món ăn bài thuốc

- Bài 1: Bong bóng lợn rửa sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, cho chút hạt tiêu. Nấu xong, lấy bong bóng thái ra ăn (Theo Nam dược thần hiệu).

- Bài 2: Trứng gà tươi 2 quả, câu kỷ tử 20g, đại táo 4g; thêm nước, nấu sôi 15 phút; vớt trứng ra, bóc vỏ trứng, cho vào đun thêm 15 phút. Ăn trứng, uống nước thuốc.

- Bài 3: Đảng sâm 18g, hạch đào nhân 15g; sắc lấy nước đặc. Uống nước thuốc và ăn hạch đào.

Mời bạn xem thêm video:

Điều cần biết về việc khi nào tiêm vaccine COVID-19 khi trẻ vừa tiêm vaccine khác

Lương y Hoài Vũ
Ý kiến của bạn