Trong đó đau đầu do ngoại cảm tà khí xâm phạm vào cơ thể thuộc chứng cảm mạo lưu hành. Biểu hiện: Toàn thân uể oải, buồn nôn, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đau đầu, sốt nhẹ, miệng khát nhưng không muốn uống nước, hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, ho, ớn lạnh, đau mình mẩy…
Phép điều trị: Thanh nhiệt, giải biểu, hóa thấp.
Xông chữa cảm, đau đầu
Kinh nghiệm dân gian dùng nồi lá xông cổ truyền có tác dụng phát tán, phát hãn làm ra mồ hôi, loại bỏ tà khí trong cơ thể gồm: Bạc hà 20g, lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu, cúc tần, sả (mỗi thứ 30g ), tỏi 3 nhánh đập dập.
Đun dược liệu, xông hơi thuốc.
Một số loại nước uống giải cảm
Bài 1: Hương nhu 10g, hậu phác 5g, bạch biển đậu 5g, đường phèn vừa đủ.
Ba vị thuốc tán vụn, đem hãm với 400 ml nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được.
Có thể thêm đường phèn cho dễ uống.
Công dụng: Hóa thấp, giải biểu.
Lá hương nhu, vị thuốc quý giảm đau đầu
Bài 2: Trà diệp 12g, bạc hà 8g.
Hai thứ đem hãm với 300ml nước sôi trong bình kín, sau chừng 5 phút thì uống. Uống nhiều lần trong ngày.
Công dụng: Lý khí hoá thấp, thanh lợi đầu mục.
Bài 3: Hương nhu 10g, bạch biển đậu 12g, trần bì 6g, hà diệp 8g, đường phèn lượng vừa đủ.
Biển đậu sao vàng, đập vụn rồi đem sắc cùng các vị thuốc còn lại với 400 ml nước trong 10 phút, bỏ bã lấy nước, chế thêm đường, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: Thanh thử, trừ thấp, giải biểu.
Hai món ăn hạ sốt, giảm đau đầu
Món 1: Khổ qua 30g, lá sen 1 tàu, thịt lợn nạc 50g. Ba thứ rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm thật nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Thanh thử giải độc, lợi thấp hoà trung.
Món 2: Đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ. Đem đậu xanh và gạo ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt giải thử.
Mời bạn đọc xem thêm video đang được quan tâm:
Dinh dưỡng cho F0, F1 tại nhà