Hà Nội

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

26-02-2023 11:05 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Trầm cảm sau sinh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và con...

Trầm cảm sau sinh: Triệu chứng nhận biết và cách điều trịTrầm cảm sau sinh: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

SKĐS - Các bà mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường cảm thấy buồn bã, lo lắng và kiệt sức. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh, bao gồm liệu pháp tâm lý và dùng thuốc...

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc tuyệt vọng xuất hiện sau sinh.

Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều trường hợp người mẹ rơi vào trầm cảm nhưng không được phát hiện, điều trị kịp thời, đã tự hủy hoại cuộc đời và tước đi mạng sống của con mình.

Trầm cảm sau sinh: Đâu là lựa chọn dùng thuốc? - Ảnh 2.

Trầm cảm sau sinh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

1. Điều trị trầm cảm sau sinh không dùng thuốc

Có một số phương pháp tự nhiên có thể hữu ích trong việc giảm bớt trầm cảm sau sinh, chẳng hạn như:

  • Tiếp xúc da kề da và âu yếm với con.
  • Dùng âm nhạc trị liệu.
  • Hỗ trợ massage cho mẹ.
  • Ngủ đủ cũng là một cách giảm bớt lo lắng sau sinh, giảm lượng cafein giúp cơ thể dễ ngủ hơn.
  • Yêu cầu sự giúp đỡ để bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
  • Cai sữa dần dần. Nếu bạn đang cho con bú và quyết định cai sữa, hãy cố gắng thực hiện nhẹ nhàng để giảm thiểu những thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Ngoài ra, các bước chuẩn bị trước sinh cũng giúp cải thiện tổng thể tâm thần sau sinh:

  • Tham gia các lớp huấn luyện cùng chuyên gia.
  • Kết nối, dành thời gian với các bà mẹ khác, giúp bạn chia sẻ kinh nghiệm và nỗi sợ hãi.
  • Vận động hợp lý trong thai kì bằng cách đi dạo hoặc tham gia nhóm yoga dành cho bà bầu giúp bạn ngủ ngon và gặp gỡ các bà mẹ khác.

Liệu pháp tâm lý trị liệu:

Là sự hợp tác giữa nhà trị liệu và bệnh nhân, đồng thời giúp người mẹ học cách xác định và đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực, tránh những tác nhân gây ra và học những cách đối phó mới.

Liệu pháp tâm lý trị liệu giúp giải quyết lo lắng và cải thiện tâm trạng. Thời gian thường ngắn hạn và cần sự giúp đỡ từ cả gia đình.

Trầm cảm sau sinh: Đâu là lựa chọn dùng thuốc? - Ảnh 4.

Điều trị trầm cảm sau sinh cần sự giúp đỡ từ cả gia đình.

2. Các thuốc trị trầm cảm sau sinh

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline có chọn lọc (SSRI và SNRI) làm tăng mức độ hoạt chất ổn định tâm trạng trong não. SSRI (bao gồm fluoxetine, sertraline,…) là lựa chọn đầu tay điều trị trầm cảm.

Thuốc chống lo âu: Thuốc có tác dụng làm giảm lo lắng, chẳng hạn như benzodiazepin. Do các loại thuốc SSRI và SNRI mất đến một tháng mới bắt đầu có tác dụng nên bác sĩ có thể kê toa một đợt ngắn thuốc benzodiazepin (như lorazepam hoặc ativan), giúp giảm lo âu, đưa vào giấc ngủ, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.

Các thuốc này có tác dụng phụ gây buồn nôn và lo lắng trong vài tuần đầu tiên, khó tiêu, đau đầu, SNRI (duloxetine,…) cũng có thể gây tăng huyết áp.

3. Có an toàn khi dùng thuốc chống trầm cảm nếu đang cho con bú không?

Các thuốc SSRI thường được coi là an toàn cho hầu hết các bà mẹ, ngay cả khi đang cho con bú. Mặc dù, các thuốc này có thể đi vào sữa mẹ, nhưng thường chỉ có một lượng rất nhỏ. Lợi ích của việc cho con bú dường như lớn hơn nguy cơ nhỏ khi dùng các loại thuốc này. Không những thế, nếu trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể gây khó khăn cho con trẻ.

Do đó, vẫn cần dùng thuốc chống trầm cảm nếu người mẹ mắc trầm cảm sau sinh. Nếu cần, có thể sử dụng các thuốc benzodiazepin tác dụng ngắn chia làm nhiều lần trong thời kỳ cho con bú. Lưu ý, cần theo dõi các tác dụng phụ ở trẻ (ví dụ: An thần, bú kém và khó chịu).

4. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần:

- Không tự ý dùng thuốc.

- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

- Tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Khi dùng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những quan niệm sai lầm về kiêng quan hệ tình dục.

DS. Hoàng Vân
Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn