Hà Nội

Các phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên

SKĐS - Liệt mặt ngoại biên là bệnh hay gặp trong mùa đông. Đây là hiện tượng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt.

Nguyên nhân sinh bệnh là do tổn thương dây thần kinh mặt, trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.
Theo Y học cổ truyền liệt mặt ngoại biên được mô tả trong bệnh danh Khẩu nhãn oa tà. Tác nhân gây bệnh là phong tà, hàn tà, nhiệt tà và huyết ứ xâm phạm vào các mạch thần kinh dương ở mặt làm mất sự lưu thông khí huyết dẫn đến thiếu nuôi dưỡng và gây liệt cơ vùng mặt.

1. Biểu hiện liệt mặt ngoại biên

Trong Y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên chia làm 3 thể:

1.1. Thể phong hàn (nhiễm lạnh)

Sau khi bị lạnh xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhai cơm đọng lại má bên liệt, nhai khó khăn, nhân trung lệch về bên lành, rãnh má mũi mất; kèm sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện bình thường hoặc trong dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

1.2. Thể phong nhiệt (nhiễm trùng)

Sau khi bị nhiễm khuẩn xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhai cơm đọng lại má bên liệt, nhai khó khăn, nhân trung lệch về bên lành, rãnh má mũi mất. Kèm sốt sợ gió, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng , mạch phù sác.

1.3. Thể huyết ứ (sang chấn)

Sau khi bị sang chấn hoặc phẫu thuật tai xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhai cơm đọng lại má bên liệt, nhai khó khăn, nhân trung lệch về bên lành, rãnh má mũi mất. Kèm tiểu tiện vàng trong, chất lưỡi thẫm màu, có thể có điểm ứ huyết, mạch hoãn.

photo-1640092789363

Liệt mặt ngoại biên là hiện tượng liệt cơ vùng mặt, miệng méo, mắt nhắm không kín


2. Các phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên

2.1. Dùng thuốc

‎2.1.1 Nếu ở thể phong hàn

‎-Phép điều trị: Khu phong tán hàn thông kinh hoạt lạc.
‎-
Phương dược: " Đại tần giao thang" gia giảm.

-Bài thuốc: Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao 8g, bạch chỉ 8g, ngưu tất 12g, đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 0,8g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 - 3 lần.


‎2.1.2 Nếu ở thể phong nhiệt

‎-Phép điều trị: Khu phong thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết (khi còn sốt).
‎-
Phương dược: "Khiên chính tán" gia giảm (gia kinh giới, hoàng liên, hoàng cầm, kim ngân hoa, hồng hoa…).
‎-
Bài thuốc: Bạch phụ tử 6g, bạch cương tằm 12g, toàn yết 6g. tán bột làm hoàn, uống 4 - 8g/ngày, hoặc sắc thuốc uống 01 thang/ngày, chia 2 lần uống sau ăn.


‎2.1.3 Nếu ở thể huyết ứ

‎-Phép điều trị: Hoạt huyết hành khí tiêu ứ.
‎-
Phương dược: "tứ vật đào hồng" gia giảm (gia uất kim, chỉ xác, trần bì, hương phụ…).

-Bài thuốc. Đương quy 12g, xuyên khung 6 - 12g, thục địa 12 - 20g; xích thược 8 - 12g; đào nhân 8 - 12g; hồng hoa 4 - 12g. Sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 - 3 lần.
Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh trên, theo biện chứng luận trị mà sử dụng đối pháp lập phương hoặc cổ phương gia giảm thích hợp. Thường điều trị 15 - 25 ngày/ liệu trình.


photo-1640092793007

Xuyên khung trong Phương dược: "tứ vật đào hồng"

2.2. Châm cứu

‎2.2.1. Thể phong hàn

Các huyệt cần châm tả, ôn châm hoặc cứu các huyệt là: Toản trúc, tình minh, đồng tử liêu, dương bạch, thừa khấp, nghinh hương, địa thương, giáp xa, nhân trung, ế phong, thừa tương, ty trúc không (bên liệt).


‎2.2.2. Thể phong nhiệt

Các huyệt cần châm tả là: toản trúc, tình minh, đồng tử liêu, dương bạch, thừa khấp, nghinh hương, địa thương, giáp xa, nhân trung, ế phong, thừa tương, ty trúc không (bên liệt).


2.2.3. Thể huyết ứ

Các huyệt cần châm tả: Toản trúc, tình minh, đồng tử liêu, dương bạch, thừa khấp, nghinh hương, địa thương, giáp xa, nhân trung, ế phong, thừa tương, ty trúc không (bên liệt).

Lưu ý: Mỗi lần điện châm, ôn châm hoặc cứu 15 - 30 phút, mỗi ngày châm 1 - 2
lần, châm liên tục 15 - 25 ngày/ liệu trình. Có thể điều trị nhiều liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 5 ngày.


2.3. Các phương pháp khác điều trị liệt mặt ngoại biên

- Thủy châm: Các loại thuốc thường dùng là vitamin nhóm B. Thủy châm ngày một lần hoặc cách nhật. Liệu trình 15 - 25ngày.

- Xoa bóp bấm huyệt kết hợp chườm thuốc Y học cổ truyền: Chườm ấm trực tiếp lên vùng bị liệt. Thời gian: 15 - 30 phút/ lần; 1 - 2 lần/ ngày. Liệu trình 15 - 25 ngày.
- Nhĩ châm: Vùng Giao cảm, Mặt. Châm 15 - 30 phút, 1-2 lần/ ngày. Liệu trình 15-25ngày.


3. Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Việc kết hợp phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng. Tuỳ từng giai đoạn mà áp dụng cụ thể.

3.1 Giai đoạn cấp tính (từ 3 ngày - 1 tuần)

Dùng nhiệt ấm, xoa bóp cử động nhẹ nhàng tránh kích thích mạnh, giảm nói cười… Dùng băng dính chữ Y cố định ở trán - môi trên và dưới để nâng cơ mặt khỏi sệ.

Người bệnh nên đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, dùng băng dính che mắt tạm thời để tránh bụi, dị vật gây tổn thương mắt. Vệ sinh răng miệng.


3.2. Giai đoạn bán cấp và mạn tính (sau 1 tuần)

‎- Nhiệt trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại liều ấm, chườm nóng…
Điện trị liệu: Điện phân dẫn thuốc, các dòng điện xung…
‎- 
Vận động trị liệu.
‎- 
Giữ ấm mặt, bảo vệ mắt, tránh các cử động mạnh ở mắt.
Tóm lại: Liệt mặt ngoại biên rất hay gặp nhất là thời tiết lạnh, tiên lượng tùy thuộc nguyên nhân và mức độ bệnh. Để phòng bệnh cần tránh gió lạnh nhất là sáng sớm. Ngoài ra cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng để tránh sự biến chứng chấn thương sang các vùng thái dương ảnh hưởng tới dây thần kinh số VII.


Mời bạn xem thêm video:

Cháo trai- món ăn bổ dưỡng

BS Phạm Hồng Nam
Ý kiến của bạn