Các phương pháp điều trị để ngăn ngừa sinh non

17-11-2021 15:00 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Chuyển dạ sinh non là hiện tượng chuyển dạ xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Khoảng 8 trong số 100 trẻ sơ sinh sẽ bị sinh non.

Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặngNguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng

SKĐS - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Wayne State và Chi nhánh Nghiên cứu Ngoại khoa của Viện Y tế Quốc gia ở Detroit (bang Michigan, Hoa Kỳ) phát hiện ra người mẹ bị nhiễm COVID-19 càng nặng thì càng dễ bị sinh non.

Mang thai đủ tháng là tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi. Thai đủ tháng thường khoảng 40 tuần. Khi một đứa trẻ được sinh ra sớm hơn 37 tuần được gọi là sinh non. Trẻ sinh ra sớm có thể gặp các vấn đề sức khỏe có thể kéo dài cả đời.

Sinh non có kế hoạch

Trong một số trường hợp, chuyển dạ sinh non được lên kế hoạch và tiến hành vì sẽ an toàn hơn cho đứa trẻ được sinh ra sớm hơn là muộn hơn. Điều này có thể là do tình trạng sức khỏe của người mẹ hoặc thai nhi chẳng hạn như mẹ bị  tiền sản giật, đái  tháo đường thai kỳ...Nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ thảo luận với thai phụ và người thân về những lợi ích và rủi ro của việc tiếp tục mang thai so với việc sinh non.

Nếu thai phụ bị vỡ ối

Nếu bị vỡ ối trước khi chuyển dạ sinh non, người mẹ và con sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng sinh để uống và kiểm tra nhiễm trùng.

Vỡ ối nhưng không chắc chắn có nghĩa là thai phụ sắp chuyển dạ nhưng bác sĩ vẫn khuyên thai phụ nên ở lại bệnh viện vài ngày để được theo dõi. Sau khi về nhà, thai phụ nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy những triệu chứng sau:

Nhiệt độ tăng lên

Cảm thấy nóng và rùng mình

Bất kỳ chất lỏng nào chảy ra từ âm đạo có màu xanh lục hoặc có mùi

Chảy máu từ âm đạo

Bị đau ở bụng hoặc lưng

Bị co thắt

Chuyển động của thai nhi chậm lại hoặc dừng lại hoặc có sự thay đổi đối với những hoạt động chuyển động bình thường.

Các phương pháp điều trị để ngăn ngừa sinh non - Ảnh 2.

Nếu chuyển động của thai nhi chậm lại hoặc dừng lại cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Ảnh minh hoạ

Nếu thai phụ không có hiện tượng vỡ ối

Các bác sĩ sẽ hội chẩn về các triệu chứng của chuyển dạ sinh non và đề nghị kiểm tra xem thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Những cuộc kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi về tiền sử bệnh tật và mang thai, cũng như về các dấu hiệu chuyển dạ có thể xảy ra, chẳng hạn như:

Các cơn co thắt kéo dài bao lâu, mạnh như thế nào?

Bất kỳ cơn đau nào

Bất kỳ nước gì chảy ra từ âm đạo

Bác sĩ có thể thăm khám âm đạo, đồng thời cũng có thể kiểm tra mạch, huyết áp và nhiệt độ.

Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thai nhi đang ở vị trí, tư thế nào và khoảng cách đầu của thai nhi đã vào vùng xương chậu hay chưa.

Chuyển động của thai nhi trong 24 giờ qua.

Các phương pháp điều trị để ngăn ngừa sinh non - Ảnh 3.

Thai phụ cần khám định kỳ để phát hiện sớm những triệu chứng có thể sinh non.

Điều trị để ngăn ngừa chuyển dạ sớm

Một số phụ nữ có nhiều khả năng chuyển dạ sớm hơn. Những người có cổ tử cung ngắn hoặc yếu (phần dưới của tử cung nối với âm đạo) hoặc đã từng sinh con trước đó có nhiều khả năng chuyển dạ sớm hơn. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

Progesterone: Hormone này có thể được tiêm hoặc đưa vào âm đạo. Nó có thể giúp giảm khả năng chuyển dạ sớm đối với những phụ nữ đã từng sinh con trước đó hoặc những người có cổ tử cung ngắn.

Phẫu thuật cổ tử cung: Trong thủ thuật này, các mũi khâu đóng cổ tử cung của phụ nữ để giúp ngăn ngừa sinh non. Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cổ tử cung cho những phụ nữ sinh non hoặc sảy thai, những người có cổ tử cung ngắn hoặc cổ tử cung bắt đầu mở (giãn ra) quá sớm.

Những phụ nữ sinh đôi cũng có nhiều khả năng chuyển dạ sớm hơn. Những phương pháp điều trị này không thể ngăn ngừa chuyển dạ sớm nếu bạn đang mang nhiều hơn một em bé.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ sớm?

Những bà mẹ nghĩ rằng mình đang chuyển dạ hoặc đang có những cơn co thắt (đau bụng hoặc chuột rút) nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu thai phụ bị chảy máu hoặc bị vỡ nước ối (có thể là rò rỉ liên tục, rò rỉ đều đặn hoặc chảy dịch) cầnphải đến bệnh viện ngay lập tức.

Nếu quá trình chuyển dạ bắt đầu sớm, tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa. Chăm sóc phụ nữ sinh non có thể bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Thuốc có thể điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng ở em bé và mẹ.

Thuốc steroid: Những loại thuốc này có thể giúp tăng tốc độ phát triển phổi của em bé và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp nếu em bé được sinh ra quá sớm.

Thuốc để làm chậm hoặc ngừng cơn co chuyển dạ tạm thời: Trì hoãn chuyển dạ dù chỉ một hoặc hai ngày có thể là đủ thời gian để steroid giúp phổi của em bé phát triển.

Các bác sĩ sẽ không cố gắng ngừng các cơn co thắt nếu thai nhi được hơn 34 tuần và phổi đã phát triển, hoặc nếu có lo lắng về sức khỏe của mẹ hoặc bé.

Có thể làm gì để ngăn ngừa sinh non?

Các phương pháp điều trị để ngăn ngừa sinh non - Ảnh 4.

Thai phụ cần theo dõi cân nặng.

Sinh non không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Nhưng những người sắp làm mẹ có thể giúp giảm nguy cơ chuyển dạ quá sớm:

Hãy đến gặp bác sĩ sớm và thường xuyên trong thai kỳ để được chăm sóc trước khi sinh.

Quan tâm đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, như đái tháo đường, huyết áp cao hoặc trầm cảm.

Không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích

Thực hiện một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh.

Tăng cân hợp lý (không quá nhiều hoặc quá ít).

Bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nhiễm trùng (rửa tay kỹ và thường xuyên; không ăn thịt sống, cá, hoặc pho mát chưa tiệt trùng; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục).

Giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn.

Nếu phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy liên hệ với bác sĩ. Những phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên sẽ có nhiều khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh hơn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

TIN VUI: Vaccine COVID-19 COVAXIN Được Phê Duyệt Có Điều Kiện



Bảo Hưng (Tổng hợp)
Ý kiến của bạn