Các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn

09-08-2023 10:00 | Y học 360

Suy thận mạn là bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, người mắc sẽ phải đối mặt với nguy cơ chạy thận, ghép thận. Vì vậy, chẩn đoán suy thận mạn sớm giúp kiểm soát biến chứng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phương pháp chẩn đoán suy thận mạn

Để chẩn đoán suy thận mạn có 4 tiêu chí bao gồm: Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt với tổn thương thận cấp, chẩn đoán các yếu tố làm nặng hơn tình trạng suy thận và chẩn đoán phân biệt với tổn thương thận cấp. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán suy thận mạn dựa vào:

   - Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như phù toàn thân, đi tiểu ra máu, ngứa ngáy, đau thắt lưng,...

   - Cận lâm sàng: Xét nghiệm định lượng creatinin huyết thanh; Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumin trong nước tiểu; Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu (tìm cặn lắng bất thường như hồng cầu, bạch cầu, các cấu trúc hình trụ trong nước tiểu), xét nghiệm điện giải đồ và sinh thiết thận; Siêu âm thận và hệ tiết niệu (tìm sỏi, nang thận).

Các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn - Ảnh 1.

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán suy thận mạn

Chẩn đoán phân biệt với suy thận cấp

Chỉ số creatinin tăng cũng có thể là do suy thận cấp. Khi đó, thận có thể phục hồi chức năng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Do vậy, cần phân biệt rõ suy thận mạn và suy thận cấp.

- Dựa vào chỉ số creatinin huyết thanh nền:

   + Nếu creatinin huyết thanh nền trong 3 tháng gần nhất bình thường thì có thể là do suy thận cấp.

   + Nếu creatinin huyết thanh nền trong 3 tháng gần nhất tăng thì có thể là do suy thận mạn.

   + Nếu không biết chỉ số creatinin huyết thanh thì nên theo dõi trong nhiều ngày liên tiếp, kết hợp với các chỉ số cận lâm sàng khác để chẩn đoán phân biệt suy thận cấp.

- Dựa vào siêu âm đo kích thước 2 thận: Người bệnh suy thận cấp thì 2 thận có kích thước bình thường hoặc to.

- Sinh thiết thận: Nên cân nhắc kỹ khi chưa phân biệt được suy thận cấp và suy thận mạn.

Chẩn đoán yếu tố làm nghiêm trọng hơn suy thận

Trường hợp suy thận mạn mà creatinin tăng đột ngột hoặc tăng lúc nhập viện nhưng không biết chỉ số lúc bình thường thì cần tầm soát các yếu tố làm nghiêm trọng hơn tình trạng này bao gồm:

   + Thể tích máu lưu thông giảm gây mất dịch, mất máu, suy tim sung huyết.

   + Huyết áp thay đổi, có thể tăng hoặc giảm.

   + Nhiễm trùng.

   + Tắc nghẽn đường tiểu.

   + Sử dụng thuốc độc cho thận như aminoglycosid, kháng viêm không steroid, thuốc cản quang.

Các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn - Ảnh 2.

Sử dụng thuốc tây nhiều có thể gây độc cho thận, tăng nguy cơ chạy thận

Chẩn đoán biến chứng của suy thận mạn

Khi chức năng thận ổn định, người bệnh suy thận mạn có mức độ lọc cầu thận ≤ 60 ml/ph/1,73 m2 da.

   + Tăng huyết áp: Biến chứng tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

   + Thiếu máu: Những người bị suy thận rất dễ thiếu máu. Thiếu máu khi huyết sắc tố Hb <13 g/l ở nam và <12 g/l ở nữ.

   + Rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho: Giảm canxi, tăng phốt pho gây cường cận giáp, giảm vitamin D, tổn thương xương.

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Có nhiều phương pháp điều trị suy thận mạn, chia thành điều trị triệu chứng và điều trị thay thế. Cụ thể:

Điều trị triệu chứng

Mặc dù không có tác dụng chữa được suy thận mạn nhưng thuốc kê toa sau đây có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh:

   + Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Giúp hạ huyết áp, điều trị suy tim, giảm tiểu đạm.

   + Thuốc statin: Có tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong máu, đồng thời giảm các biến chứng bệnh tim mạch.

   + Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm phù, hạ huyết áp, nhờ đó góp phần bảo vệ và cải thiện chức năng tim.

   + Ngoài ra, tùy vào chẩn đoán bác sĩ có thể kê các đơn thuốc khác đến người bệnh.

Điều trị thay thế

Điều trị thay thế thận (lọc màng bụng, chạy thận, ghép thận) được chỉ định khi thận bị suy giảm chức năng nặng đến nghiêm trọng (giai đoạn 3B, 4 và 5).

Giải pháp giúp bổ thận, hỗ trợ giảm một số biểu hiện do thận kém

Hiện nay, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp xây dựng lối sống khoa học, nhiều người bệnh bị suy thận có xu hướng lựa chọn dùng thảo dược để hỗ trợ bổ thận, tiêu biểu trong số đó chính là dành dành.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2017 đã cho thấy, hoạt chất sinh học có trong dành dành giúp hỗ trợ giảm tình trạng thiếu máu tại thận, hỗ trợ trpj chống xơ hóa và giảm đáng kể tổn thương thận.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, dành dành được biết đến là thảo dược thường được dùng để cải thiện các bệnh liên quan đến thận, giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận, điều hòa huyết áp và lưu thông máu.

Vận dụng những thành tựu nghiên cứu của y học hiện đại và tinh hoa của y học cổ truyền về dành dành, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên nén Ích Thận Vương. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa dành dành với các thảo dược tốt cho thận khác như: Râu mèo, đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Các phương pháp chẩn đoán suy thận mạn - Ảnh 3.

Ích Thận Vương hỗ trợ cho người suy thận

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam tháng 01/2021, tỷ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương lên tới 92,9%.

Đặc biệt, từ 01/04/2023-31/12/2023, khi mua Ích Thận Vương, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều phần thưởng hấp dẫn khác.

Trên đây là những thông tin về cách chẩn đoán và hỗ trợ cho người bệnh suy thận. Sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương giúp bổ thận, lợi tiểu; hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém. *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc



Khánh Vy
Ý kiến của bạn