Các phương pháp can thiệp hiệu quả với trẻ tự kỷ

04-01-2024 07:10 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Phương pháp can thiệp có kiểm chứng là những phương pháp đã qua nghiên cứu nghiêm túc và có bằng chứng đồng nhất, liên tục cho thấy trẻ tự kỷ có thêm kỹ năng nhờ được can thiệp.

Dưới đây là các nhóm phương pháp điều trị tự kỷ phổ biến.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ

Biểu hiện đặc trưng của tự kỷ ở trẻ là sự suy giảm trong giao tiếp, phản xạ xã hội. Trẻ tự kỷ thường có những bất thường về ngôn ngữ, hành vi, sống thu mình, có những hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại và cả những đặc điểm khác thường trên khuôn mặt mà chúng ta khá dễ để nhận ra. 

Phân chia theo mức độ thì tự kỷ ở trẻ có các loại sau: Tự kỷ mức độ nhẹ, tự kỷ mức độ trung bình và tự kỷ mức độ nặng.

Phương pháp can thiệp có kiểm chứng là những phương pháp đã qua nghiên cứu nghiêm túc và có bằng chứng đồng nhất và liên tục cho thấy trẻ có thêm kỹ năng nhờ được can thiệp. Ảnh minh họa

Phương pháp can thiệp có kiểm chứng là những phương pháp đã qua nghiên cứu nghiêm túc và có bằng chứng đồng nhất, liên tục cho thấy trẻ có thêm kỹ năng nhờ được can thiệp. Ảnh minh họa

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ có nhiều. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ. Một số biểu hiện của bệnh tự kỷ được cho là do nhóm gen quy định. Vì thế, trong gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ cao hơn những trẻ khác.
  • Môi trường phát triển như thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, người thân, ít giao tiếp bên ngoài…
  • Mẹ mắc bệnh khi mang thai như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, sử dụng chất kích thích, thuốc an thần, sự thiếu hụt tyroxin trong tuyến giáp của mẹ…
  • Trẻ gặp bất thường ở não. tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển. Trẻ bị đẻ non dưới 37 tuần, thiếu hoặc ngạt oxy não khi sinh. Chấn thương sọ não do các can thiệp sản khoa cũng khiến trẻ bị tự kỷ.

Các phương pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ

Nhóm phương pháp dựa trên phân tích hành vi ứng dụng (ABA): Cải thiện về nhận thức, khả năng ngôn ngữ, và hành vi thích nghi; Tuy vậy, ít quan tâm tới tính cá nhân và riêng biệt của từng trẻ, cảm xúc và kết nối với người khác.

Nhóm phương pháp dựa trên tính cá nhân và sự phát triển (DIR/Floortime, RDI): Trẻ tiến bộ ở các lĩnh vực mà Floortime tập trung vào như cảm xúc, giao tiếp và quan hệ với người khác và cho thấy tiềm năng rất lớn của phương pháp này cho tự kỷ.

Nhóm phương pháp kết hợp (ví dụ ESDM): Đây là phương pháp rất triển vọng, và đã chứng minh được hiệu quả trong cải thiện khả năng nhận thức (trí tuệ), khả năng ngôn ngữ, và hành vi thích nghi, và giảm thiểu các triệu chứng tự kỷ.

Nhóm phương pháp hỗ trợ về giao tiếp như AAC, PECS hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp của cá nhân bị rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác.

Nhóm các phương pháp trị liệu cảm giác, trị liệu hoạt động đây là những phương pháp can thiệp có tính chất bổ trợ cho quá trình can thiệp. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu thực chứng về hiệu quả của các phương pháp này, nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta thấy đây là những phương pháp cần thiết và có những tác dụng nhất định với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ.

Lựa chọn phương pháp can thiệp với trẻ rối loạn phổ tự kỷ- Ảnh 3.

Điều trị dinh dưỡng - sinh học - dùng thuốc: Các phương pháp thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất, bổ sung vitamin: những nghiên cứu về các phương pháp này có kết quả pha trộn giữa hiệu quả và không hiệu quả, nói chung bằng chứng về hiệu quả thấp và chưa thuyết phục; thở oxy cao áp mặc dù được sử dụng ở một số gia đình, chuyên gia, cơ sở và dịch vụ điều trị, nhưng đều chưa chứng minh được hiệu quả. 

Các phương pháp điều trị bằng thuốc cho thấy ít nhiều hiệu quả trong việc điều trị một số vấn đề hành vi ở người có rối loạn phổ tự kỷ như hành vi định hình lặp lại, hành vi chống đối, hành vi tăng động tuy nhiên thuốc có thể có tác dụng phụ như tăng cân, mệt mỏi/ủ rũ. 

Nhóm phương pháp trị liệu nghệ thuật như âm nhạc được xem là những phương pháp can thiệp có tính chất bổ trợ cho quá trình can thiệp. Một số nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp tăng cường tính kết nối, tương tác và hỗ trợ giảm căng thẳng cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ.

Ngoài ra, còn hàng trăm phương pháp khác điều trị, can thiệp và giáo dục rối loạn phổ tự kỷ được đưa ra, hầu hết đều chưa được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả ở Mỹ và trên thế giới.

Xem thêm video được quan tâm:

Xơ mướp chữa bệnh gì ? | SKĐS


BS. Trịnh Thị Phương
Ý kiến của bạn
Tags: