Nó cũng cho phép chúng ta truy tìm nguồn gốc ngược về những tổ tiên sớm nhất.
Loài người được sinh ra từ một người nam và một người nữ
Theo Kinh thánh, loài người là hậu duệ của Adam và Eva, những người đầu tiên sống trên Trái đất. Khoa học đã phần nào ủng hộ lý thuyết này, mặc dù có một số khác biệt thú vị. Thứ nhất, phiên bản khoa học của Adam và Eva không phải là những “con người” đầu tiên. Thứ hai, chúng ta không phải là con đẻ trực tiếp của họ. Thay vào đó, mọi người đàn ông đều là hậu duệ của một người đàn ông, và mọi phụ nữ đều là hậu duệ của một người phụ nữ.
Các nhà khoa học gọi người đàn ông này là “Adam nhiễm sắc thể (NST) Y” và người phụ nữ là “Eva ti thể”. “Adam NST Y” sống ở châu Phi vào khoảng 125.000 đến 156.000 năm trước. Còn “Eva ti thể” sống ở Đông Phi vào khoảng 99.000 đến 148.000 năm trước. Không giống như Adam và Eva trong Kinh thánh, ít có khả năng Adam NST Y và Eva ti thể gặp nhau, mặc dù họ có thể đã sống cùng một lúc.
Các nhà khoa học kết luận rằng Adam NST Y là tổ tiên của tất cả đàn ông trên trái đất sau khi giải trình tự NST Y của 69 nam giới từ 7 nhóm sắc tộc khác nhau. Đối với Eva ti thể, họ đã xét nghiệm ADN ti thể từ 69 nam giới cũng như 24 phụ nữ khác. Tuy nhiên, dòng thời gian cho Adam NST Y còn gây tranh cãi, vì các nghiên cứu khác đã kết luận rằng ông có thể sống từ 180.000 - 200.000 năm trước hoặc thậm chí từ 237.000 - 581.000 năm trước.
Vua Tutankhamun
Những loài người tiền sử khác nhau đã giao phối với nhau
Vào năm 2012, các nhà khảo cổ đã khai quật được một mảnh xương từ hang Denisova ở Siberia. Mảnh xương là một phần của cẳng chân hoặc đùi của một người cổ đại mà họ đặt tên là Denisova 11. Các xét nghiệm ADN đã tiết lộ rằng Denisova 11 là nữ, sống cách đây khoảng 50.000 năm. Cha của Denisova 11 là một người Denisovan, còn mẹ cô là người Neanderthal. Điều thú vị là, cha của Denisova 11 cũng là hậu duệ của một giống người lai Neanderthal-Denisovan. Tuy nhiên, không giống như con gái ông, là hậu duệ trực tiếp, tổ tiên lai của ông đã sống trước ông từ 300 - 600 thế hệ.
Người Tây Tạng là hậu duệ của người Denisovan
Lại nói về việc giao phối, các xét nghiệm ADN đã chứng minh rằng người Tây Tạng là hậu duệ của người Denisova. Điều này không có nghĩa người Tây Tạng là người Denisova; họ là người Homo sapiens (Người hiện đại). Một trong những tổ tiên Homo sapien của họ đã tình cờ giao phối với một người Denisovan.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này khi họ so sánh bộ gene lấy từ Denisova 11 với bộ gene của 40 người Tây Tạng: gene EPAS1 Tây Tạng tương tự với gene EPAS1 của Denisova 11. EPAS1 được tìm thấy ở tất cả mọi người.
Các nhà khoa học nghi ngờ tổ tiên của người Tây Tạng có gene này khi một trong số họ kết đôi với một người Denisovan trong khoảng 30.000 đến 40.000 năm trước. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa xác nhận liệu gene EPAS1 bị đột biến cũng có cho phép người Denisovan sống ở trên cao như người Tây Tạng hay không.
Người Anh đầu tiên là người da đen
Năm 1903, các nhà khoa học đã phát hiện ra hài cốt 10.000 năm tuổi của một người đàn ông Anh trong một hang động ở hẻm núi Cheddar, Somerset, Anh. Phân tích năm 2018 về AND của người đàn ông này, được gọi người đàn ông Cheddar, tiết lộ rằng anh ta có làn da nâu sẫm hoặc đen, với mái tóc đen xoăn và đôi mắt xanh.
Điều thú vị nữa là vào những năm 1990, Giáo sư Brian Sykes của Đại học Oxford đã xét nghiệm 20 người dân ở làng Cheddar và so sánh ADN của họ với người đàn ông Cheddar. Ông đã phát hiện ra hai người là hậu duệ của người đàn ông Cheddar.
Vua Richard III của Anh là người gù
Năm 2012, các nhà khảo cổ học từ Đại học Leicester bắt đầu khai quật tại một bãi đỗ xe ở Leicester, nơi người ta cho rằng vua Richard III đã được chôn cất.
Các nhà khoa học xác nhận rằng bộ xương thực sự thuộc về nhà vua khi họ kiểm tra ADN với những người thân còn sống của ông. Hộp sọ cũng có những vết thương tương xứng với vết thương chí mạng ở đầu vua Richard III trong trận chiến Bosworth. Họ cũng tìm thấy một điều khác. Cột sống của nhà vua bị cong. Điều này có nghĩa nhà vua thực sự bị gù lưng, một thực tế mà các nhà sử học đã nhắc tới trong nhiều năm.
Cha mẹ của vua Tut là anh chị em ruột
Vua Tutankhamun vẫn là một trong những Pharaoh nổi tiếng nhất trị vì Ai Cập. Ông bắt đầu lên ngôi khi mới 10 tuổi và qua đời khi mới 19 tuổi. Các nhà khảo cổ đã khai quật ngôi mộ của nhà vua vào năm 1922. Phân tích thi hài vua Tut cho thấy chân trái của ông bị biến dạng, buộc ông phải chống gậy khi đi lại. Trên thực tế, người ta đã tìm thấy 130 chiếc gậy trong lăng mộ của nhà vua. Phân tích ADN sâu hơn cho thấy sự biến dạng của chân nhà vua là hậu quả của giao phối cận huyết. Nhà vua cũng bị một cơn sốt rét, khiến đôi chân bị biến dạng. Các xét nghiệm ADN cũng cho thấy cha và mẹ của vua Tut là anh chị em ruột.