Tiến sĩ Alfred Lee, phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Ung thư Yale cho biết: "Mặc dù nhiều dạng bệnh có thể tạo ra cục máu đông, các tế bào nội mô nằm bên trong các mạch máu đóng vai trò quan trọng bất ngờ trong quá trình tạo ra cục máu đông do COVID-19".
"Tổn thương nội mô là một yếu tố quan trọng trong phổ bệnh COVID-19. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng rất nhiều bệnh nhân COVID-19 cố tổn thương nội mô, đặc biệt là khi bệnh trở nặng".
Trong nghiên cứu này, Lee và đồng sự đã kiểm tra máu của 68 bệnh nhân mắc COVID-19. Trong số những bệnh nhân này, 48 người bị bệnh nặng phải điều trị tích cực (ICU). 20 người khác đã nhập viện nhưng không ở trong phòng điều trị tích cực.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số dấu hiệu của việc kích hoạt tế bào nội mô và tiểu cầu trong máu bệnh nhân trong phòng ICU cao gần gấp đôi so với những người không nằm ICU.
Một dấu hiệu có tên gọi là thrombomodulin có liên quan chặt chẽ đến sự sống còn của tất cả các bệnh nhân. Theo các nhà nghiên cứu, đo nồng độ thrombomodulin có thể giúp các bác sĩ điều trị bệnh nhân tốt hơn. Nếu chúng ta có một dấu hiệu để xác định bệnh nhân nào có khả năng rơi vào tình trạng nguy kịch và có thể tử vong, điều đó sẽ rất hữu ích, vì những bệnh nhân này có thể được theo dõi chặt chẽ hơn và can thiệp sớm hơn", Lee nói.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Hyung Chun đang cố gắng phát triển một xét nghiệm dựa trên thrombomodulin. Hàm lượng chất này cũng tăng cao ở các bệnh nhân mắc các bệnh đe dọa đến tính mạng khác.
"Một mục tiêu khác mà chúng tôi đang đồng thời theo đuổi là tìm ra các chiến lược trị liệu có thể bảo vệ lớp nội mô và ngăn ngừa cục máu đông hình thành", Chun, phó giáo sư y khoa tại Trường Y đại học Yale, Hoa Kỳ, cho biết. "Liệu hiện tại có loại thuốc nào đã được phê duyệt mà chúng tôi có thể tái sử dụng trong hoàn cảnh này không?"
Một ứng cử viên sáng giá là thuốc dipyridamole, được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ.