Các nhà khoa học đã tìm ra chìa khóa để “bật công tắc” kích hoạt hàng rào bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa ung thư

12-07-2017 08:20 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Cuộc sống hiện đại khiến cho cơ thể của chúng ta phải đối mặt với rất nhiều yếu tố nguy hiểm từ môi trường: không khí ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, hóa chất độc hại, bức xạ và do chính lối sống thiếu vận động của chúng ta. Những yếu tố này làm gia tăng căng thẳng lên các tế bào trong cơ thể, tạo điều kiện cho các độc tố và gốc tự do tấn công cấu trúc tế bào, gây lão hóa tế bào, nguy hiểm hơn, chúng có thể gây đột biến tế bào dẫn đến ung thư.

Tự nhiên thông minh đã trang bị sẵn cho mỗi tế bào trong cơ thể một hệ thống hàng rào phòng thủ chống lại các độc tố và gốc tự do, đó là hệ thống các enzyme thải độc và các chất chống oxi hóa. Các enzyme thải độc có vai trò phá hủy độc tố khi chúng xâm nhập vào cơ thể và đào thải ra ngoài, các chất chống oxi hóa lại có nhiệm vụ trung hòa các gốc tự do để bảo vệ tế bào. Tuy nhiên, hệ thống bảo vệ này có nguy cơ gặp quá tải trước sự bủa vây của độc tố từ môi trường và yếu đi do tuổi tác khiến cho các độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra các loại bệnh tật khác nhau. Tin vui là, các nhà khoa học đã tìm ra chìa khóa giúp kích hoạt hệ thống này làm việc hiệu quả hơn.

Cuộc cách mạng về gen dinh dưỡng và phòng ngừa ung thư

Kể từ khi hoàn thành Dự án Hệ gen Con người vào năm 2003, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hiểu được sự đóng góp của bộ gen con người đối với sức khoẻ và bệnh tật. Cuộc cách mạng về gen di truyền đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về một số vấn đề sức khoẻ, bao gồm vai trò của chế độ ăn uống trong phòng chống ung thư. Một ngành khoa học mới đã ra đời- Nutrigenomics (gen dinh dưỡng), nghiên cứu về cách dinh dưỡng tác động lên bộ gen của chúng ta và cuối cùng làm thay đổi hoạt động của tế bào đã tạo ra những bước đột phá mới trong lĩnh vực ngăn ngừa ung thư.

Bộ gen được ví như là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào, nó nhận thông tin từ môi trường bên ngoài và điều hòa hoạt động của tế bào để thích nghi với môi trường. Trong số các gen này, có những gen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào trước sự tấn công của độc tố và gốc tự do. Những gen này quy định việc tổng hợp glutathione- chất chống oxi hóa mạnh nhất của cơ thể và hoạt tính của các enzyme thải độc- hai yếu tố quan trọng của hàng rào bảo vệ cơ thể.

Dinh dưỡng có thể tác động như thế nào đến các gen này? Các nhà nghiên cứu về Nutrigenomics đã tìm thấy một số hoạt chất tự nhiên từ thực phẩm có thể “bật công tắc” kích hoạt làm tăng biểu hiện của những gen bảo vệ tế bào này. Trong số các hoạt chất này, sulforaphane được cho là hoạt chất mạnh mẽ nhất được tìm thấy. Với kích thước phân tử nhỏ bé, sulforaphane có khả năng đi vào bên trong tế bào và kích hoạt hơn 200 gen bảo vệ tế bào. Theo nghiên cứu của Khoa Dược, đại học Western Sydney, Úc, bổ sung sulforphane giúp tăng sản sinh glutathione lên 240% và tăng hoạt tính của các enzyme thải độc, đặc biệt là enzyme GSTs lên 8,1 lần. Nhờ cơ chế tác dụng đến từng tế bào trong cơ thể ở cấp độ phân tử, sulforaphane bảo vệ cơ thể mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần các chất chống oxi hóa bổ sung từ bên ngoài.

Sulforaphane được chiết xuất với hàm lượng cao nhất từ hạt của bông cải xanh, khám phá trên đã khiến cho lượng tiêu thụ bông cải xanh tăng gấp đôi trên toàn nước Mỹ và được mệnh danh là siêu thực phẩm của thế kỉ XIX. Bằng cách khai thác tiềm năng của chính cơ thể, sulforaphane đã mở ra một hướng đi mới trong việc phòng ngừa ung thư.


Ý kiến của bạn