Tuy nhiên, trung tâm này cũng khuyến cáo tất cả chị em cần biết các yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng, cũng như các dấu hiệu cảnh báo thường gặp như:
Chướng bụng
Đau bụng dưới rốn
Đau lưng
Các vấn đề về ăn uống hoặc cảm thấy nhanh đầy bụng
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đau khi quan hệ tình dục
Kinh nguyệt thay đổi
Thay đổi các thói quen đại, tiểu tiện như táo bón, tiêu chảy, tiểu nhiều…
Tiến sĩ Christina Chu, chuyên gia về ung thư phụ khoa tại Fox Chase, khuyến cáo: “Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường và kéo dài ≥ 2 tuần, chị em nên tới gặp bác sĩ ngay”.
Ngoài tuổi tác, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng:
Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, vú hoặc đại tràng: Nếu mẹ, chị gái bạn bị ung thư buồng trứng, bạn cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.
Đột biến gen di truyền: Có tới 10% trường hợp ung thư buồng trứng bắt nguồn từ một đột biến gen di truyền, như các đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Các đột biến gen khác có thể gây hội chứng liên quan tới buồng trứng và các dạng ung thư khác. Tiến sĩ Chu nói: “Tôi khuyên những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư như ung thư vú, buồng trứng, đại tràng, nội mạc tử cung nên trao đổi với bác sĩ”.
Tiền sử sinh sản: Phụ nữ mang thai trước tuổi 26 có nguy cơ thấp hơn. Phụ nữ sinh càng nhiều, nguy cơ ung thư buồng trứng càng thấp. Cho con bú cũng làm giảm nguy cơ.
Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai chỉ 3-6 tháng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Dùng thuốc trong thời gian dài hơn có thể giúp giảm thêm nguy cơ.
Liệu pháp hormone: Liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì và ung thư vú có thể làm tăng khả năng bị ung thư buồng trứng