Hà Nội

Các nạn nhân trong xe tải đông lạnh cố gắng đập cửa cầu cứu trước khi chết?

26-10-2019 21:13 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo cảnh sát Anh, cảnh tượng mà khiến những người tiếp cận hiện trường đầu tiên thấy sốc nhất là có nhiều dấu tay đầy máu phía trong cánh cửa xe container đông lạnh. Chứng tỏ trước khi chết, 39 nạn nhân trên chiếc xe tải đã cố gắng đập cửa cầu cứu.

Đây là tiết lộ của đội phản ứng nhanh của Anh, những người đầu tiên có mặt tại hiện trường, mở cửa chiếc xe tải đông lạnh. Họ cho biết, nhìn thấy nhiều thi thể xếp chồng chất lên nhau, những thi thể ở gần cửa ra vào nhất có bọt phát ra từ miệng, ở vào giai đoạn đầu co cứng,  đặc biệt trên cánh cửa thùng xe rất nhiều dấu tay đầy máu.  Các nạn nhân có thể đã tử vong khoảng 3-4 giờ trước. Các nhà điều tra nghi ngờ những người này trước khi chết đã nỗ lực thông báo bằng cách đập cửa xe báo hiệu cho người bên ngoài.

Lái xe là một người đàn ông 25 tuổi đến từ Bắc Ireland đã bị bắt với cáo buộc giết người.  Cảnh sát cho biết,  đây là một trong những vụ giết người lớn nhất trong lịch sử nước Anh, những kẻ buôn người có thể là thủ phạm của thảm kịch này.

Hành trình đi từ Trung Quốc tới nước Anh của các nạn nhân trong xe tải

Các dấu hiệu tại hiện trường  cho thấy hầu hết nạn nhân đã chết khi tài xế người Bắc Ireland Mo Robinson nhận container tại cảng Purfleet lúc 1 giờ 5 phút ngày 23-10.

Trước đó,  container đã được đưa đi từ cảng Bỉ Zeebrugge bằng phà Clementine lúc 15 giờ ngày 22-10. Nó cập cảng Purfleet ở Anh lúc 0 giờ 30 sáng 23-10. Khi tài xế Mo Robinson phát hiện 39 người đã chết khi mở cửa container tại Khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex ngày 23-10 nên đã thông báo cho nhà chức trách. Cảnh sát tới hiện trường lúc 1 giờ 40. Họ bắt Robinson và ba nghi phạm với các cáo buộc ngộ sát và buôn người.

Tại sao các nạn nhân tử vong?

Khi thảm kịch 39 người tử vong trên xe buýt đông lạnh trong lúc tới Anh xảy ra, một công tố viên nhà nước của Pháp tại Boulogne-sur-Mer nói với tờ The Times về cách mà những người di cư bị dụ dỗ, họ không hình dung ra việc di chuyển trên thùng xe đông lạnh nguy hiểm đến mức nào, cái lạnh sẽ “tước đoạt” mạng sống của họ ra sao?

Hàng đoàn xe cứu thương được điều đến để chở các tử thi khỏi hiện trường

Ông cho biết, những kẻ môi giới  đã thuyết phục người di cư rằng sẽ chỉ  đặt nhiệt độ thùng xe ở mức âm 4 độ C, với nhiệt độ âm 20 độ của thùng xe và không có không khí thì  không ai có thể ở trong đó được.  Họ nói với những người di cư rằng, chỉ cần quấn khăn và mặc quần áo  ấm là được. Tuy nhiên khi xe di chuyển tới cảng, những người lái xe buộc phải hạ nhiệt thùng xe xuống âm 20 độ C để các nhân viên cảnh sát với máy dò sóng nhiệt sẽ không thể phát hiện những người có nhiệt độ 37 độ C bên trong.

Các nạn nhân đã phải trả cho những kẻ buôn người tới 30.000 bảng Anh (38.000 USD) để bước vào hành trình di cư đầy nguy hiểm. Theo đó, các di dân sẽ bay đến Trung Quốc  và từ đó bắt đầu hành trình sang châu Âu. Họ phải đặt chỗ trước để được chen chân lên các xe tải chở hàng. Không có nước, thực phẩm, lỗ thông gió và nhà vệ sinh trên các chuyến đi kéo dài nhiều ngày, thậm chí đến vài tuần.

Khám nghiệm hiện trường

Ngoài tài xế trực tiếp điều khiển chiếc xe bị phát hiện ở Essex, nhà chức trách Anh đã bắt giữ thêm 3 người bị tình nghi có liên quan tới vụ 39 người tử vong trên xe tải.  Mới đây nhất ,  một người đàn ông 48 tuổi đến từ Bắc Ireland bị bắt tại sân bay Stansted với cáo buộc ngộ sát và buôn bán người. Hai người bị bắt còn lại là 1 cặp vợ chồng cũng ở Stansted, tên là Joanna và Thomas Maher, được biết họ là những người sở hữu cuối cùng của chiếc xe tải chở 39 tử thi.

Xem video từng đoàn xe vào hiện trường chở các thi thể đi:

Hành trình đầy nguy hiểm của những người nhập cư trái phép

Một người Việt được gia đình cho là tử vong trên chiếc xe tải tên là Phạm Thị Trà My. Theo tờ the Daily Mail của Anh,  Phạm Thị Trà My, một cô gái Việt Nam nghi có trong danh sách những nạn nhân tử vong, đã dùng chút sức lực cuối cùng để nhắn tin cho cha mẹ mình ở quê nhà.

Theo trang báo, khi biết mình có lẽ đã cận kề với cái chết, cô gái trẻ đã cố gắng dùng hết sức lực còn lại để nhắn tin về cho gia đình bằng những dòng chữ đầy tuyệt vọng, sau đó gia đình ở quê nhà đã cố liên lạc lại nhưng không được.

Đoạn tin nhắn của Trà My như sau: "Con xin lỗi mẹ. Con đường đi nước ngoài không thành. Mẹ ơi, con thương bố  mẹ nhiều. Con chết vì  không thở được ... Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, Việt Nam ...Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi ".

Tin nhắn của Phạm Thị Trà My

Gia đình Phạm Thị Trà My hiện đang sinh sống ở một vùng nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh, trên bờ biển phía Đông Bắc Việt Nam, họ đã cố gắng gom đủ số tiền khoảng 30.000 bảng để My ra nước ngoài, với hy vọng sẽ tìm được một cuộc sống tốt hơn và chính vì món tiền lớn này mà cô gái có lẽ đã cảm thấy mình nợ gia đình một lời giải thích và thậm chí là một lời xin lỗi.

Phạm Thị Trà My có lẽ muốn chắc chắn rằng cô đã gửi tin nhắn kèm những lời cuối cùng dành cho cha mẹ nhưng cũng để lại thông báo trong chiếc điện thoại về gốc tích của mình.

Cô gái trẻ bắt đầu đi từ Hà Tĩnh đến Trung Quốc, nơi cô hy vọng sẽ có một chuyến đi yên bình  đến Anh. Anh trai của cô là Phạm Mạnh Cường, cho biết em gái anh đã bay từ Trung Quốc sang Pháp vào đầu tháng này.  Với mong muốn sang Anh, tuy nhiên cô đã bị cảnh sát chặn lại và phải quay lại Pháp. Sau đó, cô đã có một quyết định phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình là thực hiện chuyến hành trình cuối cùng của mình tới Anh bằng chiếc xe tải đông lạnh của một nhóm buôn người.  Anh Cường còn cho hay, cô gái  đã dặn gia đình đừng liên lạc với cô ấy bởi vì những người tổ chức đã không cho phép cô ấy nhận các cuộc gọi.

Gia đình nạn nhân Trà My, cho biết họ không nghe thấy thông báo gì từ cô cho đến khoảng 10:30 tối giờ Anh vào thứ ba ngày 22 /10, khi họ nhận được tin nhắn điện thoại cuối cùng của cô. Họ đã không nghe gì từ cô ấy kể từ đó.


Hải Yến
Ý kiến của bạn