Hà Nội

Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh

11-11-2024 17:10 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Việc điều trị vô kinh bằng thuốc đòi hỏi phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Cần đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng liều lượng, thực hiện các xét nghiệm định kỳ và thảo luận chi tiết với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ tiềm ẩn trước khi sử dụng thuốc.

1. Danh mục thuốc điều trị bệnh vô kinh

1.1. Thuốc hormone điều hòa kinh nguyệt

Ví dụ: Estrogen, Progesterone, thuốc kết hợp estrogen và progesterone (thuốc tránh thai Marvelon, Yasmin, Diane-35)

1.2. Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Ví dụ: Meformin, Clomiphene citrate (Clomid)...

1.3. Thuốc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp

Ví dụ: Levothyroxine, Methimazole...

1.4. Thuốc điều trị tăng prolactin máu

Ví dụ: Cabergoline, Bromocriptine...

1.5. Thuốc điều trị vô kinh do tâm lý – thuốc an thần

1.6. Thuốc kích thích rụng trứng

Ví dụ: Clomiphene citrate (Clomid), Letrozole..

1.7. Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh

Hormone thay thế (HRT) bao gồm estrogen và progesterone

Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh- Ảnh 1.

Điều trị vô kinh bằng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.

1.8. Đông y và thảo dược

Ví dụ: đương quy, nhân sâm, bạch thược.

2. Tác dụng của thuốc

2.1. Thuốc hormone điều hòa kinh nguyệt

2.1.1. Estrogen, progesterone

Thuốc điều hòa kinh nguyệt thường được sử dụng để điều chỉnh và cân bằng chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh (mất kinh), hoặc kinh nguyệt quá dài, quá ngắn, hoặc đau đớn. Các loại thuốc này hoạt động chủ yếu bằng cách tác động đến hệ thống nội tiết, điều chỉnh nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.

Các loại hormone điều hòa kinh nguyệt thường có tác dụng cân bằng hormone, kích thích rụng trứng, giảm triệu chứng kinh nguyệt bất thường, phòng ngừa hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và phòng các vấn đề về sức khỏe sinh sản, hỗ trợ khả năng sinh sản và phòng các bệnh lý liên quan tới kinh nguyệt.

2.1.2. Thuốc kết hợp estrogen và progesterone

Thuốc kết hợp estrogen và progesterone có tác dụng ngừa thai, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), ngăn ngừa và điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), ngăn ngừa các bệnh liên quan tới niêm mạc tử cung...

Ví dụ: thuốc tránh thai Marvelon, Yasmin, Diane-35...

2.2. Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có tác dụng chính là giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan đến rối loạn nội tiết tố và cải thiện sức khỏe sinh sản, kích thích rụng trứng, tăng khả năng mang thai, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện độ nhạy Insulin…

Ví dụ: Meformin, Clomiphene citrate (Clomid)...

2.3. Thuốc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp

Thuốc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp có tác dụng chính là điều chỉnh và ổn định mức độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, ức chế sản xuất hormone tuyến giáp, kiểm soát các triệu chứng cường giáp, giúp giảm bướu cổ…

Ví dụ: Levothyroxine, Methimazole…

2.4. Thuốc điều trị tăng prolactin máu

Thuốc điều trị tăng prolactin máu (hyperprolactinemia) có tác dụng chính là làm giảm nồng độ hormone prolactin trong máu. Tăng prolactin máu là tình trạng mà cơ thể sản xuất quá nhiều prolactin, một hormone được tạo ra bởi tuyến yên, có vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết sữa sau khi sinh. Các thuốc điều trị tăng prolactin máu còn có tác dụng khôi phục chu kỳ kinh nguyệt, điều trị vô kinh và vô sinh, tăng cường khả năng sinh sản…

Ví dụ: Cabergoline, Bromocriptine…

2.5. Thuốc điều trị vô kinh do tâm lý – thuốc an thần

Thuốc an thần là nhóm thuốc được sử dụng để làm dịu hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp giảm căng thẳng, lo âu, và các triệu chứng thần kinh khác. Thuốc an thần thường được sử dụng trong điều trị các rối loạn tâm thần, lo âu, mất ngủ, và nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh.

Ví dụ: Benzodiazepines, zolpidem, zaleplon...

2.6. Thuốc kích thích rụng trứng

Thuốc kích thích rụng trứng là phương pháp điều trị phổ biến trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt cho những phụ nữ gặp khó khăn trong việc rụng trứng hoặc mắc các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân. Những thuốc này giúp kích thích rụng trứng, tăng khả năng mang thai, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt…

Ví dụ: Clomiphene citrate (Clomid), Letrozole...

Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh- Ảnh 3.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị vô kinh để tránh gặp các tác dụng phụ.

2.7. Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh

Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh các triệu chứng liên quan đến sự suy giảm nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone. Các thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng mãn kinh, giảm cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, giảm khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện sức khỏe tim mạch…

Ví dụ: hormone thay thế (HRT) bao gồm estrogen và progesterone

2.8. Đông y và thảo dược

  • Cân bằng nội tiết, tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Cải thiện tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết
  • Điều hòa chức năng tiêu hóa
  • Điều trị các bệnh về hô hấp
  • Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
  • Chống viêm, giảm đau
  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa
  • Thải độc, làm sạch cơ thể

Ví dụ: đương quy, nhân sâm, bạch thược...

3. Tác dụng phụ của thuốc

3.1. Thuốc hormone điều hòa kinh nguyệt

  • Buồn nôn, đau đầu: Đặc biệt trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc.
  • Tăng cân: Một số phụ nữ có thể tăng cân nhẹ do giữ nước.
  • Thay đổi tâm trạng: Thuốc hormone có thể gây ra các thay đổi tâm trạng, từ lo âu, căng thẳng đến trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ cục máu đông: Các loại thuốc hormone chứa estrogen có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ cao (như hút thuốc lá, béo phì).
  • Đau ngực: Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng đau hoặc căng tức ngực khi sử dụng thuốc hormone.
Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh- Ảnh 4.

Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh thường có tác dụng giảm các triệu chứng mãn kinh, giảm cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, giảm khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ...

3.2. Thuốc kết hợp estrogen và progesterone

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau ngực và căng tức vú
  • Tăng cân
  • Thay đổi tâm trạng
  • Đau đầu
  • Chảy máu giữa chu kỳ
  • Khô mắt, thay đổi thị lực
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Tăng nguy cơ đau tim đột quỵ
  • Tăng huyết áp

3.3. Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

  • Bồn nôn, nôn
  • Bốc hoả, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Nguy cơ đa thai
  • Thị lực mờ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hạ đường huyết
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

3.4. Thuốc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp

  • Nhịp tim nhanh
  • Run tay, mệt mỏi
  • Bồn chồn, lo âu
  • Mất ngủ
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Giảm cân bất thường
  • Dị ứng (phát ban, khó thở…)
  • Loãng xương
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu

3.5. Thuốc điều trị tăng prolactin máu

  • Buồn nôn, nôn, mệt mỏi
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Rối loạn van tim
  • Ảo giác, thay đổi tâm trạng
  • Đau ngực, khó thở
  • Hạ huyết áp
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

3.6. Thuốc điều trị vô kinh do tâm lý – thuốc an thần

  • Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất tập trung
  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Buồn nôn
  • Táo bón, tiêu chảy
  • Ức chế hô hấp
  • Thay đổi tâm trạng, bồn chồn lo lắng
  • Tổn thương gan, thận

3.7. Thuốc kích thích rụng trứng

  • Bốc hoả, thay đổi tâm trạng
  • Đau đầu Khô âm đạo
  • Đau ngực
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Thị lực mờ
  • Nguy cơ đa thai
  • Hội chứng quá kích buồng trứng

3.8. Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh

  • Buồn nôn và khó chịu dạ dày
  • Đau ngực, tức vú
  • Đau đầu
  • Chảy máu âm đạo
  • Tăng cân hoặc giữ nước
  • Khó ngủ, thay đổi tâm trạng
  • Tăng nguy cơ huyết khối và đột quỵ
  • Tăng nguy cơ ung thư vú
  • Nguy cơ bệnh tim mạch

3.9. Đông y và thảo dược

  • Phản ứng dị ứng
  • Rối loạn tiêu hóa ngộ độc thảo dược
  • Ảnh hưởng gan, thận
  • Tác động tới huyết áp và tim mạch
  • Ảnh hưởng tới hormone và nội tiết tố

4. Chống chỉ định của thuốc

Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh- Ảnh 5.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để chữa trị bệnh có hiệu quả.

4.1. Thuốc hormone điều hòa kinh nguyệt

  • Dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Tiền sử hoặc nguy cơ cao mắc cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi)
  • Bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Tiền sử hoặc nguy cơ mắc ung thư vú
  • Ung thư nội mạc tử cung hoặc buồng trứng
  • Bệnh gan nặng
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Thai kỳ hoặc nghi ngờ mang thai
  • Tiểu đường không kiểm soát
  • Tiền sử hoặc nguy cơ mắc bệnh túi mật

4.2. Thuốc kết hợp estrogen và progesterone

  • Tiền sử hoặc nguy cơ cao mắc cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi)
  • Bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ung thư vú hoặc nguy cơ cao mắc ung thư vú
  • Ung thư nội mạc tử cung hoặc buồng trứng
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Bệnh gan nặng
  • Mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Đau nửa đầu có tiền triệu (migraine with aura)
  • Tiểu đường kèm theo biến chứng
  • Tăng triglyceride máu
  • Bệnh túi mật
  • Rối loạn đông máu di truyền
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc

4.3. Thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
  • U nội tiết tố nhạy cảm
  • Rối loạn tuyến yên hoặc huyến thượng thận
  • U nang buồng trứng không liên quan tới PCOS
  • Suy gan nặng
  • Suy thận nặng
  • Nhiễm toan chuyển hoá

4.4. Thuốc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp

  • Cường giáp chưa kiểm soát
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính
  • Suy tuyến thượng thận không được điều trị
  • Rối loạn nhịp tim nặng
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ mang thai
  • Người suy giảm chức năng gan và các bệnh về gan
  • Tiểu đường

4.5. Thuốc điều trị điều trị tăng prolactin máu

  • Người mắc bệnh tim mạch, rối loạn van tim
  • Mắc các bệnh lý huyết áp
  • Người bị rối loạn tâm thần
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Mắc các bệnh lý về phổi
  • Tiền sử mắc bệnh tim mạch
  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Rối loạn chức năng gan, thận nghiêm trọng
  • Mắc bệnh mạch máu ngoại vi
Các loại thuốc điều trị bệnh vô kinh- Ảnh 6.

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

4.6. Thuốc điều trị vô kinh do tâm lý- thuốc an thần

  • Mắc bệnh hô hấp nặng
  • Suy giảm chức năng gan, thận nặng
  • Rối loạn nghiện ma túy hoặc rượu
  • Rối loạn tâm thần nặng
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

4.7. Thuốc kích thích rụng trứng

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người mắc bệnh về gan
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • U nang buồng trứng không liên quan tới PCOS
  • Rối loạn tuyến yên hoặc tuyến thượng thận không được điều trị
  • U nội tiết tố phụ thuộc vào estrogen
  • Người mắc các bệnh về thận
  • Loãng xương
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

4.8. Thuốc hỗ trợ điều trị vô kinh ở tuổi mãn kinh

  • Tiền sử hoặc nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), thuyên tắc phổi (PE)
  • Bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ung thư vú hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư vú
  • Ung thư nội mạc tử cung hoặc buồng trứng
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Suy giảm chức năng gan nặng
  • Tiền sử hoặc nguy cơ đột quỵ
  • Tăng triglyceride máu
  • Bệnh túi mật
  • Rối loạn đông máu di truyền
  • Dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc

4.9. Đông y và thảo dược

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thảo dược
  • Mang thai và cho con bú
  • Sử dụng đồng thời với thuốc Tây y
  • Rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
  • Rối loạn chức năng gan hoặc thận
  • Tăng huyết áp
  • Suy gan, suy thận
  • Hạ đường huyết

5. Lưu ý khi dùng thuốc

5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh vô kinh

Nguyên nhân vô kinh có thể khác nhau, bao gồm vô kinh nguyên phát (chưa bao giờ có kinh nguyệt) và vô kinh thứ phát (kinh nguyệt ngừng lại sau một khoảng thời gian có kinh đều). Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vô kinh thông qua xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc kiểm tra nội tiết tố. Điều này giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp.

5.2. Lựa chọn thuốc phù hợp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để chữa trị bệnh có hiệu quả.

5.3. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Không tự ý điều chỉnh liều, việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, làm rối loạn thêm nội tiết tố hoặc gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Theo dõi chặt chẽ sức khỏe, khi sử dụng liệu pháp hormone, cần theo dõi các phản ứng của cơ thể. Ví dụ, liệu pháp estrogen và progesterone có thể gây tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng huyết áp, hoặc thay đổi tâm trạng. Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

5.4. Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Chế độ ăn uống và lối sống có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị vô kinh. Việc duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng có thể hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.

Kiểm soát cân nặng: Đặc biệt với những người bị PCOS, duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát mức insulin có thể giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và hiệu quả điều trị.

5.5. Tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc

Không nên ngừng thuốc đột ngột mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với các loại thuốc hormone hoặc thuốc kích thích rụng trứng. Việc ngừng thuốc không đúng cách có thể gây mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng và làm cho tình trạng vô kinh trở nên tồi tệ hơn.

5.6. Sử dụng các phương pháp hỗ trợ (nếu phù hợp)

Ngoài việc sử dụng thuốc, một số phương pháp điều trị bổ trợ như châm cứu, bấm huyệt và liệu pháp thảo dược (theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Đông y) có thể được kết hợp để hỗ trợ điều trị vô kinh. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng không có xung đột hoặc tương tác giữa các phương pháp điều trị.

Vô kinh có gây hiếm muộn không?Vô kinh có gây hiếm muộn không?

SKĐS - Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh nhưng lại có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới.


BS.CK2 Trần Ngọc An
Phó trưởng khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Ý kiến của bạn