Các loại đau thường gặp ở người nhiễm HIV

18-08-2024 11:37 | Y học 360

SKĐS - Đau là tình trạng phổ biến ở những người sống chung với HIV. Đau có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của HIV và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.

Thông thường, cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và trở nên nghiêm trọng hơn khi HIV tiến triển, đặc biệt là nếu bệnh không được điều trị. Tuy nhiên biểu hiện đau ở mỗi cá nhân là khác nhau. Trong khi một số người có thể bị đau rất nhiều, những người khác lại ít hoặc không bị đau. Khi các phương pháp điều trị HIV được cải thiện, ít người sống chung với HIV bị đau hơn.

Nguyên nhân gây đau liên quan đến HIV

Đau liên quan đến HIV có thể là:

Bất kể nguyên nhân là gì, cơn đau cũng cần được đánh giá và điều trị để giúp người nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các loại đau thường gặp ở người nhiễn HIV

Người đó đang giữ và xoa bóp bàn chân của mình.

Đau do tổn thương thần kinh ở người nhiễm HIV xuất hiện ở bàn chân với triệu chứng tê, ngứa ran hoặc nóng rát…

Bước đầu tiên trong việc kiểm soát cơn đau liên quan đến HIV là xác định loại cơn đau và nếu có thể tìm ra nguyên nhân gây đau. Một số loại đau phổ biến (không nhất thiết liên quan đến HIV), mà người nhiễm HIV thường gặp bao gồm:

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Đau do tổn thương thần kinh, chủ yếu ở bàn chân và bàn tay. Người bệnh có cảm giác tê, ngứa ran hoặc nóng rát. Tổn thương thần kinh có thể do chính HIV, thuốc điều trị HIV hoặc các tình trạng bệnh lý khác như đái tháo đường gây ra. Các loại thuốc điều trị HIV cũ cũng gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên nhiều nhất như d4T (zerit) và ddi (videx), nhưng hiện nay hiếm khi được sử dụng.

- Đau bụng: Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng (đau ở vùng dạ dày) như:

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị HIV (ví dụ như chuột rút).

+ Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.

+ Các vấn đề về đường tiêu hóa (ruột), chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích...

+ Viêm tụy có thể do một số loại thuốc điều trị HIV, lượng chất béo trong máu cao hoặc uống rượu...

+ Nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu (đặc biệt ở phụ nữ).

+ Đau bụng kinh hoặc các tình trạng của tử cung (dạ con), cổ tử cung hoặc buồng trứng...

- Đau đầu: Đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng và có thể được mô tả là áp lực, đau nhói hoặc đau âm ỉ. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau đầu nhẹ bao gồm căng cơ, bệnh giống cúm và tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV. Đau đầu vừa hoặc nặng có thể do áp lực xoang, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng não, khối u não, chảy máu não, đau nửa đầu hoặc đột quỵ...

- Đau khớp, cơ và xương: Cơn đau này cũng có thể từ nhẹ đến nặng, có thể liên quan đến các tình trạng như viêm khớp, bệnh xương, chấn thương hoặc thậm chí đơn thuần là do lão hóa. Đôi khi tình trạng này cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị HIV và thuốc điều trị các tình trạng khác, chẳng hạn như viêm gan hoặc cholesterol cao.

- Đau Herpes: Herpes là một họ virus thường gặp ở những người sống chung với HIV. Virus herpes tồn tại trong cơ thể suốt đời, ẩn náu và sau đó quay trở lại. Virus herpes varicella-zoster đầu tiên gây ra bệnh thủy đậu và sau đó có thể gây ra bệnh zona, một phát ban đau dọc theo các đường dẫn thần kinh. Virus herpes simplex loại 1 và 2 gây ra các mụn nước đau xung quanh miệng (mụn rộp) hoặc vùng sinh dục. Ngay cả sau khi vết loét do herpes lành, cơn đau vẫn có thể tiếp tục.

- Các loại khác:

+ Phát ban da gây đau, do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV hoặc các loại thuốc khác.

+ Đau ngực do nhiễm trùng phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn hoặc viêm phổi PCP (Pneumocystis pneumonia).

+ Đau miệng do loét (viêm loét miệng) hoặc nhiễm nấm như tưa miệng.

+ Bệnh xơ cơ hoặc các tình trạng đau mạn tính liên quan.

+ Đau do ung thư ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.

Khi gặp bất kỳ cơn đau nào, người nhiễm HIV cần thông báo cho bác sĩ biết, để được đánh giá đau, xác định nguyên nhân gây đau, tìm ra cách kiểm soát hoặc điều trị cơn đau hiệu quả.

Mời độc giả xem thêm:

Cách nào để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc HIV?Cách nào để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc HIV?

SKĐS - Đối với những người đang dùng thuốc điều trị HIV, nên thường xuyên làm xét nghiệm tải lượng virus. Xét nghiệm này sẽ cho biết liệu các loại thuốc hiện tại có hiệu quả trong việc kiểm soát HIV hay không?


BS. Nguyễn Bích Ngọc
Ý kiến của bạn