Các loại chất thải y tế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

30-07-2024 07:47 | Xã hội

SKĐS - Chất thải y tế được thải ra từ các cơ sở y tế (chủ yếu là từ các bệnh viện) có thể gây nên những mối nguy cơ đối với sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt biện pháp thi hành Luật Đấu thầu gỡ vướng cho ngành Y tếThủ tướng chỉ đạo loạt biện pháp thi hành Luật Đấu thầu gỡ vướng cho ngành Y tế

SKĐS - Tại Chỉ thị số 24/CT-TTg, Thủ tướng đã chỉ đạo loạt biện pháp để đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu, trong đó có tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động mua sắm thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế.

Chất thải y tế bao gồm chất thải rắn và nước thải y tế. Trong các cơ sở y tế, bệnh viện là nơi có khối lượng chất thải y tế nhiều nhất, đa dạng nhất. Tại các bệnh viện, có khoảng từ 75-90% chất được thải ra là chất thải thông thường; chúng tương tự như chất thải sinh hoạt, không có nguy cơ độc hại lớn.

Chất thải rắn y tế chiếm khoảng từ 10 đến 25% chất thải bệnh viện và được phân thành 4 nhóm: Chất thải lây nhiễm; Chất thải hóa học; Chất thải phóng xạ; Bình chứa áp suất. Sự phát sinh các chất thải rắn y tế khác nhau tùy theo dịch vụ hoạt động của bệnh viện, chất lượng và năng lực quản lý bệnh viện.

Các loại chất thải y tế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh 2.

Chất thải từ các cơ sở y tế và bệnh viện là mối nguy cơ gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của cộng đồng người dân.

Nước thải bệnh viện là nguồn nước được thải ra từ cơ sở khám chữa bệnh được hình thành từ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân và sinh hoạt trong bệnh viện. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ.

Điều đáng lo ngại ở đây là nước thải bệnh viện chủ yếu nguy hại tập trung vào các loại vi sinh vật gây bệnh đường ruột, dễ dàng lây nhiễm qua đường nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý và xử lý tốt, trong đó nước thải bệnh viện có chứa nhiều loại dược phẩm, hóa chất có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống công trình xử lý sinh học.

Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe con người

Việc bị phơi nhiễm các loại chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tất cả cá nhân, những người ở trong bệnh viện hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy hại.

Những đối tượng dễ dàng bị phơi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách đến thăm nuôi người bệnh. Ngoài ra, công nhân làm việc trong bộ phận hỗ trợ thu gom chất thải, vận chuyển rác, giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải như bãi rác hoặc lò đốt, kể cả những những người lượm nhặt rác... đều có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại.

Các loại chất thải y tế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh 3.

Một số loại chất thải y tế dạng rắn vẫn chưa được xử lý đúng cách.

Cụ thể, chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa...

Trong đó, các vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn gây nên là một loại tai nạn thương tích thường gặp trong các cơ sở y tế, bệnh viện. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV.

Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không an toàn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.

Đối với chất thải hóa học và dược phẩm gồm nhiều loại hóa chất và thuốc men sử dụng trong cơ sở y tế được coi là các chất nguy hại như chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc... Sự phơi nhiễm hóa chất độc hại nguy hiểm có thể cấp tính hoặc mãn tính qua đường da, niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa.

Sự tổn thương ở da, mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp phải khi tiếp xúc với các loại hóa chất gây cháy, ăn mòn, gây phản ứng phụ như formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác. Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử khuẩn được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn.

Các loại chất thải y tế và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh 4.

Các cơ sở y tế cần nghiêm túc thực hiện công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định.

Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường. Việc rơi vãi các chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên y tế; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ.

Ngoài ra còn có chất thải y tế gây độc tế bào (gồm nhiều loại thuốc điều trị chống ung thư). Loại chất thải này có thể kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt; cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại này có thể bị phơi nhiễm các thuốc điều trị chống ung thư do hít thở hoặc hấp thu các hạt lơ lửng trong không khí qua đường hô hấp.

Đáng chú ý,các thuốc gây độc tế bào như thuốc chống ung thư cũng có thể hấp thu qua da, qua đường tiêu hóa do thực phẩm vô tình bị nhiễm bẩn.

Cuối cùng là chất thải phóng xạ dùng trong y tế, loại chất thải này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc. Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ là các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đối với sức khỏe được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề bị đột biến về gen sau này.

Xem thêm video được quan tâm:

Người đàn ông phải đi cấp cứu khi mỡ máu tăng gần 50 lần do nghiện rượu | SKĐS


Thành Long
Ý kiến của bạn
Tags: