Các loại chất thải y tế rắn thông thường được phép thu gom để tái chế

15-07-2024 09:00 | Y tế

SKĐS - Việc thu gom chất thải y tế đúng quy trình sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế.

Bộ Y tế quy định mới nhất điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức y, dược, dân sốBộ Y tế quy định mới nhất điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức y, dược, dân số

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ban hành Thông tư 11/2024 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số.

Theo Thông tư Số 20/2021/TT-BYT, một số loại chất thải y tế dạng rắn thông thường có thể được phép thu gom nhằm phục vụ cho mục đích tái chế thay vì tiêu hủy.

Danh mục chất thải y tế rắn thông thường được phép thu gom để tái chế bao gồm: Chất thải là vật liệu giấy; chất thải là vật liệu nhựa; chất thải là vật liệu kim loại và cuối cùng là chất thải loại vật liệu thủy tinh.

Cụ thể, đối với chất thải y tế là vật liệu giấy, bao gồm: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy. Tuy nhiên yêu cầu để có thể thu gom và tái chế lại phải là loại giấy không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, vi sinh vật gây bệnh hoặc không có yếu tố nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Các loại chất thải y tế rắn thông thường được phép thu gom để tái chế- Ảnh 2.

Theo quy định, mọi nhân viên của các cơ sở y tế phải tự giác phân loại các chất thải y tế theo quy định và bỏ vào trong các túi, thùng thu gom thích hợp. Phân loại rác thải ngay trong nguồn phát sinh chất thải.

Trong khi đó, nếu chất thải y tế là vật liệu nhựa lại chia thành nhiều trường hợp với từng yêu cầu cụ thể khác nhau. Theo đó, với các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất thì điều kiện để thu gom, tái chế là không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh.

Còn đối với các chai nước giải khát bằng nhựa và các sản phẩm bằng nhựa khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày phải đảm bảo vật phẩm không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.

Ngoài ra, đối với những chất thải y tế rắn là chai dịch truyền nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm nhựa (không bao gồm đầu sắc nhọn), vật liệu nhựa khác thì cần phải đảm bảo không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh, không chứa yếu tố nguy hại... thì mới có thể thu gom, tái chế.

Các loại chất thải y tế rắn thông thường được phép thu gom để tái chế- Ảnh 3.

Mỗi cơ sở y tế đều có nơi tập trung chất thải y tế riêng, chất thải từ các khoa, phòng phải được thu gom và vận chuyển về nơi tập trung.

Cũng theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT, các loại chất thải là vật liệu kim loại (chai, lon nước giải khát và các vật liệu kim loại khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày) cũng có thể thu gom và tái chế tuy nhiên phải đảm bảo không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.

Tương tự, các chất thải y tế là vỏ chai, lọ, lọ thủy tinh thải bỏ chỉ cần không dính, chứa các loại thuốc, hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh thì cũng có thể tái chế được.

Chất thải y tế rắn thông thường bao gồm:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);

Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;

Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; Chất thải rắn thông thường khác.

Xem thêm video được quan tâm:

Bệnh Bạch hầu nguy hiểm như thế nào vào các để phòng tránh?


Thành Long
Ý kiến của bạn
Tags: