Các khuyến nghị về dinh dưỡng, thực phẩm trong phòng bệnh ung thư

16-06-2016 09:30 | Ung thư
google news

SKĐS - Các khuyến nghị trình bày dưới đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách và các nhà chuyên môn xây dựng các chính sách, chương trình dinh dưỡng, thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ mắc ung thư trong cộng đồng.

Khuyến nghị 1. Mỡ cơ thể

Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường

Khuyến nghị 2. Hoạt động thể lực

Hàng ngày nên có cuộc sống năng động

Khuyến nghị 3.Thực phẩm và đồ uống làm tăng cân

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều năng lượng. Tránh đồ uống có đường

Khuyến nghị 4. Thực phẩm nguồn gốc thực vật

Ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật

Khuyến nghị 5. Thực phẩm nguồn gốc động vật

Hạn chế lượng thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn

Khuyến nghị 6. Đồ uống có cồn

Hạn chế đồ uống có cồn

Khuyến nghị 7. Bảo quản, xử lý, chế biến thực phẩm

Hạn chế lượng muối tiêu thụ. Tránh các loại ngũ cốc bị mọc mầm hoặc các loại đậu đỗ bị mọc mầm

Khuyến nghị 8. Bổ sung chế độ ăn

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bằng chế độ ăn chứ không ưu tiên dùng thực phẩm bổ sung

Khuyến nghị 9. Bú mẹ

Mẹ cho con bú, trẻ em cần được bú mẹ

Khuyến nghị 10. Bệnh nhân ung thư

Tuân theo các khuyến nghị để phòng bệnh ung thư

1.Nguyên tắc

Các khuyến nghị trình bày dưới đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách và các nhà chuyên môn xây dựng các chính sách, chương trình dinh dưỡng, thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ mắc ung thư trong cộng đồng. Các khuyến nghị này cũng giúp cho từng cá nhân có các định hướng và chế độ dinh dưỡng hợp lý trong phòng bệnh ung thư. Các khuyến nghị này được hướng dẫn thông qua nhiều nguyên tắc riêng rẽ và đưa ra một cách tiếp cận giúp cho việc xây dựng chế độ ăn và hoạt động thể lực hợp lý cũng như giúp cho việc xây dựng một cách sống lành mạnh. Những khuyến nghị này hữu ích cho cả nhân viên y tế, những người tư vấn về ung thư, và cho cả người dân quân tâm tới việc giảm nguy cơ mắc ung thư.

2.Lồng ghép

Khuyến nghị giới hạn nhấn mạnh về thực phẩm, dinh dưỡng, và hoạt động thể lực và thành phần cơ thể bảo vệ chống lại ung thư. Các khuyến nghị này cũng được lồng ghép với các hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường lối sống lành mạnh để phòng chống một số bệnh khác.

3. Đối tượng áp dụng

Các khuyến nghị cho toàn thể cộng đồng thường được xác định, và quan trọng đối với những người hiện không có triệu chứng lâm sàng, nhưng được cho là có yếu tố nguy cơ bệnh. Những người có nguy cơ cao hơn với nhiều loại ung thư bao gồm người hút thuốc và người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, người nhiễm các loại vi sinh vật nhất định, thừa cân, béo phì, hoạt động tĩnh tại, uống nhiều rượu, suy giảm miễn dịch và gia đình có tiền sử ung thư. Những người này thường có nguy cơ cao với bệnh tật hơn là mắc ung thư. Những khuyến nghị này cũng nhằm vào nhóm đối tượng này.

Hơn nữa, các khuyến nghị này đồng thời áp dụng cho những người mắc ung thư, có nghĩa là những người đang sống với chẩn đoán mắc ung thư, bao gồm những người xác định hồi phục, thoát khỏi bệnh ung thư.

4. Nội dung chính

Lời khuyên dựa trên thực phẩm và toàn bộ chế độ ăn hơn là trên 1 chất dinh dưỡng nhất định. Do vậy, khuyến nghị 4 và 5 liên quan nói chung đến thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật, trong khi mục tiêu sức khỏe cộng đồng và khuyến nghị cá thể hầu hết liên quan đến rau và quả, và sau đó với thịt đỏ các loại, và thịt chế biến sẵn, với các thực phẩm đó, bằng chứng về ung thư mạnh nhất.

Tương tự như vậy đối với hoạt động thể lực. Bằng chứng chỉ ra tất cả các loại và các mức độ hoạt động thể lực bảo vệ hoặc có thể bảo vệ đối với một số loại ung thư phổ biến. Khuyến nghị 2 do vậy không cụ thể một loại hoạt động thể lực nào (trong đó thể thao và tập thể dục là một loại). Nhưng khuyến nghị tập trung vào việc duy trì hoạt động thể lực là một phần của cuộc sống năng động. Loại hoạt động thể lực nào là thích hợp nhất và được ưa chuộng phụ thuộc vào khả năng và sở thích của từng cá nhân, cũng như các điều kiện cụ thể trong cuộc sống của quần thể, cộng đồng, gia đình.

Ở mức độ tổng thể, các khuyến nghị đóng góp vào chế độ ăn tổng thể và toàn bộ mức độ của hoạt động thể lực để phòng chống ung thư. Nó không đề cập tới một chế độ ăn cụ thể, hoặc một loại hình hoạt động thể lực cụ thể nào, mà  đây là yếu tố quan trọng kết hợp vào chế độ ăn và lối sống truyền thống sẵn có.

5. Nội dung cụ thể của các khuyến nghị

5.1. Khuyến nghị 1. Mỡ cơ thể

Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường1

5.1.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

- Chỉ số khối cơ thể nên trong khoảng từ 21 đến 23, phụ thuộc vào giới hạn bình thường của các quần thể khác nhau (đối với người châu Á nên 20-22)

- Đối với mục tiêu của một quốc gia, tỷ lệ quần thể quá cân hoặc béo phì không cao hơn tỉ lệ ở mức hiện tại, hoặc cần thấp hơn trong vòng 10 năm.

BMI ở người trưởng thành trung bình đối với các quần thể khác nhau dao động từ 21 đến 23, phụ thuộc vào khoảng biến đổi bình thường. Đến nay, khoảng biến đổi của cân nặng bình thường thường được xác định với BMI từ 18.5 và 22.9/24.9; thừa cân và béo phì được xác định khi BMI trên 23 hoặc trên 25. Mối tương quan giữa BMI và nguy cơ bệnh biến đổi với các quần thể khác nhau, và BMI trung bình của quần thể đối với nguy cơ mắc thấp cũng sẽ thay đổi. Tỉ lệ quần thể thừa cân hoặc béo phì không vượt quá mức hiện tại hoặc hy vọng giảm xuống, trong vòng 10 năm.

Mục tiêu này, cũng tương tự như những mục tiêu khác cố định ở đây được xây dựng như là lời khuyên, hướng dẫn đối với chính sách của cộng đồng và quốc gia, đặc biệt ở những nơi đang tăng nhanh tỉ lệ thừa cân và béo phì. Mục tiêu đưa ra giới hạn thời gian. Các nhà hoạch định chính sách được khuyến khích để giới hạn từng mục tiêu cụ thể theo từng điều kiện cụ thể của họ. Trong khi rõ ràng là chính béo phì là nguyên nhân của một số loại ung thư và những bệnh khác, đồng thời cũng là biểu hiệu của chế độ ăn và hoạt động thể lực độc lập dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.

5.1.2. Khuyến nghị cho cá nhân

- Đảm bảo trọng lượng cơ thể trong suốt thời kỳ thiếu niên, vị thành niên tiến tới giới hạn thấp hơn của giới hạn BMI bình thường khi 21 tuổi.

- Duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường từ khi 21 tuổi

- Tránh tăng cân và tăng vòng eo từ khi trưởng thành

Các khuyến nghị này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng quá cân, béo phì, bắt đầu từ giai đoạn sớm của cuộc đời - thực tế, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Như đã trình bày, giới hạn bình thường của BMI là giữa 18.5 đến 25, với dao động tùy một số quốc gia.

Những khuyến nghị này không có nghĩa là những người khỏe mạnh có BMI trong giới hạn bình thường nhất thiết phải giảm BMI của họ. Tuy nhiên, những người tăng cân, thậm chí có BMI trong giới hạn bình thường, vẫn cần được tư vấn để quay về cân nặng ban đầu của họ

Những người có BMI trên mức bình thường được khuyên giảm cân để tiến đến giới hạn bình thường. Tránh tăng cân và tăng vòng eo trong suốt thời kỳ trưởng thành

Tác hại của việc tăng cân ở thời kỳ trưởng thành đã được chứng minh và do vậy việc duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường được khuyến nghị.

Theo Tổ chức y tế thế giới, số đo vòng eo là 94 cm (37 inches) ở nam và 80 cm (31.5 inches) ở nữ (trên cơ sở quần thể) tương ứng với BMI ở xung quanh 25. Khi số đo vòng eo là 102 cm (40.2 inches) ở nam và 88 cm (34.6 inches) ở nữ tương ứng với BMI xung quanh 30. Đối với người châu Á, khi sô đo vòng eo là 90 cm (35.4 inches) đối với nam và 80 cm (31.5 inches) đối với nữ tương ứng với BMI ở giá trị 25.

5.1.3. Các bằng chứng

Các bằng chứng quá/thừa cân và béo phì tăng nguy cơ nhiều loại ung thư hiện nay đã được chứng minh rõ ràng hơn thời kỳ giữa những năm 90. Tỉ lệ thừa cân, béo phì, ở người lớn cũng như ở trẻ em tăng lên nhanh chóng ở nhiều nước. Kết quả từ nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lượng mỡ cơ thể nhiều/tăng là nguyên nhân của ung thư đại trực tràng, thực quản (adenocarcinoma), nội mạc tử cung, tụy, thận và vú (sau mãn kinh) là thuyết phục. Nó cũng có thể là nguyên nhân của ung thư túi mật. Lượng mỡ cơ thể bảo vệ chống lại ung thư vú trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng tăng nguy cơ ung thư vú nói chung. Bởi vì ung thư vú sau mãn kinh phổ biến hơn. Lượng mỡ bụng (trung tâm) là nguyên nhân của ung thư đại trực tràng cũng đã được chứng minh. Đồng thời lượng mỡ bụng cũng là nguyên nhân có thể của ung thư tụy, nội mạc tử cung, và của ung thư vú sau mãn kinh. Tăng cân ở người lớn là nguyên nhân có thể của ung thư vú sau mãn kinh. Cân nặng sơ sinh to là nguyên nhân có thể của ung thư vú tiền mãn kinh.

5.1.4. Đánh giá

Duy trì cân nặng hợp lý trong suốt cuộc đời là một trong những biện pháp quan trọng nhât để phòng chống ung thư đồng thời cũng bảo vệ chống lại nhiều bệnh mãn tính khác.

Tăng cân, thừa cân và béo phì hiện này trở nên phổ biến hơn vào những năm 80 và 90. Tỉ lệ béo phì, thừa cân tăng gấp 2 ở nhiều nước thu nhập cao giữa 1990 và 2005. Ở hầu hết các quốc gia ở châu Á, Mỹ Latin và một số ở châu Phi, bệnh mãn tính bao gồm béo phì hiện phổ biến hơn thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn.

Bị thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ một số loại ung thư. Nó đồng thời cũng làm tăng nguy cơ một số tình trạng như rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, đột quị, đái tháo đường týp 2, bệnh mạch vành. Thừa cân ở trẻ em và những năm đầu đời gắn liền với thừa cân và béo phì ở người trưởng thành. Duy trì cân nặng hợp lý trong suốt cuộc đời là một trong những cách quan trọng để bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

5.1.5. Hướng dẫn thực hiện

Lời khuyên này có thể đạt được bằng cách vận động năng động trong suốt cuộc đời và bằng cách chọn chế độ ăn dựa trên các thực phẩm có năng lượng đậm độ thấp và tránh đồ uống có đường

Những người có chỉ số BMI vượt quá giới hạn bình thường cần được các chuyên gia dinh dưỡng có trình độ tư vấn để quay lại cân nặng trong giới hạn bình thường

5.2. Khuyến nghị 2: Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực

Cần có hoạt động thể lực năng động hàng ngày

5.2.1. Mục tiêu sức khoẻ cộng đồng

- Tỉ lệ quần thể có lối sống tĩnh tại cứ 10 năm lại tăng gấp đôi. Mức độ hoạt động thể lực trung bình trên 1.6 PALs

Đối với một cộng đồng, cần phấn đấu để tỷ lệ quần thể có lối sống tĩnh tại cứ 10 năm là tăng lên gấp đôi. Như đã trình bày ở trên, trong mục tiêu này, cũng giống như những mục tiêu khác nhằm để hướng dẫn cho các chính sách quốc gia và cộng đồng, đặc biệt ở những nơi hiện đang tăng nhanh lối sống tĩnh tại. Mục tiêu này cũng có giới hạn thời gian. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự lãnh đạo từ các chính phủ, nhà lập chính sách phối hợp chặt chẽ cùng các nhà chuyên môn. Những nhà hoạch địch chính sách được khuyến khích tạo khung mục tiêu theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia hay từng cộng đồng. Mức độ hoạt động thể lực trung bình trên 1.6. PALs trung bình đối với nhóm người thu nhập cao là 1.4 và 1.6. PALs đối với những người trong giới hạn BMI bình thường khoảng  1.6. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh mục tiêu là tăng PAL lên mức 1.6. Tương ứng với mức 1.7 và hơn nữa đã đạt được ở những người tập thể thao và thường xuyên hoạt động thể lực.

5.2.2. Khuyến nghị cho cá nhân

Hoạt động thể lực ở mức trung bình, tương ứng đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày

Khi đã quen, mục tiêu hoạt động thể lực mức trung bình 60 phút hoặc hơn, hoặc hoạt động thể lực mức độ nặng 30 phút mỗi ngày

Hạn chế thói quen tĩnh tại như xem ti vi

1 Thuật ngữ ‘tĩnh tại’ ám chỉ PAL <= 1.4. PAL là cách đại diện cho mức độ hoạt động thể lực trung bình hàng ngày. PAL được dùng để tính toán tổng số năng lượng tiêu thụ bằng cách nhân với tốc độ chuyển hóa cơ bản

2 Có thể phối hợp với các hoạt động ngành nghề, đi lại, việc nhà, hoặc hoạt động lúc nhàn rỗi

3 Như vậy bởi hoạt động thể lực trong khoảng thời gian dài hơn và cường độ mạnh hơn thì có lợi hơn

Có chế độ hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải, tương ứng với đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày. Khi đã quen, tăng lên 60phút hoặc hơn, hoặc hoạt động thể lực mức độ mạnh 30 phút mỗi ngày.

Những khuyến nghị này liên quan với nhau. Đầu tiên bắt nguồn từ các bằng chứng liên quan đến ung thư. Thứ hai, bắt nguồn từ các bằng chứng liên quan đến thừa cân và béo phì, và bản thân cũng là nguyên nhân gây một số ung thư. Mức độ hoạt động thể lực trên mức khuyến nghị ở đây là có lợi, trừ khi vượt quá, có thể dẫn đến đáp ứng viêm cấp chỉ ra bởi đau cơ và tính nhạy cảm đối với nhiễm trùng. Hạn chế thói quen tĩnh tại như xem tivi. Trẻ em thường xem tivi trên 3giờ một ngày, và thường dễ bị tiếp xúc với các thực phẩm quảng cáo có năng lượng cao, đồ uống có đường trên tivi.

Bảng dưới đây chỉ ra cách làm thế nào có được mức độ hoạt động thể lực duy trì sức khỏe (PAL). Bảng này đưa ra lời khuyên về ảnh hưởng của giai đoạn cụ thể về hoạt động về mức độ hoạt động thể lực tổng thể. Tăng cường hoạt động thể lực có thể thu được bằng nhiều cách.

Do vậy với một người PAL là 1.6, có hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải 30 phút hàng ngày sẽ tăng PAL lên gần 1.7.

Mức độ

Tăng PAL hàng ngày (1 giờ/tuần)

Tăng PAL hàng ngày (20phút/ngày)

Tăng PAL hàng ngày (30phút/ngày)

Tăng PAL hàng ngày (40phút/ngày)

Tăng PAL hàng ngày (1giờ/ngày)

Tĩnh tại

Nằm yên

0

0

0

0

0

Nhẹ

Đi bộ chậm

0.01

0.03

0.05

0.06

0.09

Trung bình

Đi bộ nhanh, đi xe đạp, khiêu vũ, bơi

0.03

0.07

0.1

0.13

0.2

Mạnh

Chạy bộ, tenis, đá bóng

0.07

0.17

0.25

0.35

0.5

5.2.3. Các bằng chứng

Bằng chứng là các hoạt động thể lực ở tất cả các loại bảo vệ chống lại ung thư và béo phì và do vậy gián tiếp rằng các loại ung thư mà bị tăng nguy cơ khi béo phì sẽ tăng lên từ đầu những năm 1990s.

Bằng chứng hoạt động thể lực bảo vệ ung thư đại tràng là rất thuyết phục. Nó có thể bảo vệ chống lại ung thư vú sau mãn kinh và ung thư nội mạc tử cung. Bằng chứng hoạt động thể lực bảo vệ chống lại tăng cân, thừa cân và béo phì là rất thuyết phục. Bằng chứng lối sống tĩnh tại tăng nguy cơ tăng cân, thừa cân, và béo phì cũng rất thuyết phục.

5.2.4. Đánh giá

Hầu hết các quần thể, và những người sống ở các nước công nghiệp phát triển và nơi thành thị có thói quen có hoạt động thể lực ở dưới mức con người đã thích nghi… Khi công nghiệp hóa, đô thị hóa, và cơ giới hóa/máy móc hóa, con người trở nên hoat động tĩnh tại hơn. Cùng với thừa cân, béo phì lối sống trở nên tĩnh tại.

Tất cả các dạng của họat động thể lực đều bảo vệ chống lại một số ung thư, cũng như tăng cân, thừa cân, và beó phì; tương ứng như vậy, lối sống tĩnh tại là nguyên nhân của một số loại ung thư và của tăng cân, thừa cân, béo phì. Tăng cân, thừa cân, béo phì đồng thời cũng là nguyên nhân của một số loại ung thư độc lập với mức độ hoạt động thể lực.

5.2.5. Hướng dẫn thực hiện

Hầu hết mọi người có thể kết hợp/tạo hoạt động thể lực thường xuyên mức độ vừa, mạnh trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động thể lực mức độ vừa phải có thể kết hợp vào cuộc sống hàng ngày. Không nhất thiết phải có 30phút liên tục mỗi ngày tham gia hoạt động thể lực mức vừa phải/trung bình. Ví dụ đi bộ, đi bộ nhanh một phần hoặc toàn bộ trên đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc ở trường, nơi công cộng, giờ nghỉ đi bộ vào giữa ban ngày, hoặc buổi tối, dùng cầu thang thay vì thang máy. Tương tự như vậy áp dụng cho hoạt động thể lực mức độ trung bình hay vừa phải. Sự lựa chọn tốt nhất cho hoạt động thể lực mức độ mạnh/nặng mà được cả gia đình và cá nhân ưa chuộng là bơi, chạy, khiêu vũ, rowing, đi xe đạp, leo núi, tập aerobic, trò chơi tập thể như bóng đá, cầu lông. Luyện tập cân bằng và sự dẻo dai cũng rất có lợi. Một số môn thể thao như golf không phải là hoạt động mạnh. Một test tốt xem hoạt động mạnh hay không là nó liên quan đến ra mồ hôi và tăng nhịp tim lên 60–80% số tối đa của nó. Những người có công việc tĩnh tại cần được quan tâm đặc biệt để tạo hoạt động thể lực mức độ vừa và mạnh trong cuộc sống thường nhật của họ. Tránh thời gian dài có các hành vi tĩnh tại như xem tivi cũng rất cần thiết. Hành vi này thường liên quan đến ăn nhiều thức ăn có đậm độ năng lượng cao và đồ uống có đường. Một hiểu nhầm thường thấy là thể thao hoặc hoạt động thể lực là cách duy nhất cơ thể có hoạt động. Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động liên quan đến di chuyển (như đi bộ, đi xe đạp), việc nội trợ , và nghề nghiệp (chân tay và các hoạt động khác) cũng như các hoạt động giải trí.

5.3. Lời khuyên 3: Thực phẩm và đồ uống làm tăng cân

Hạn chế tiêu thụ/ăn các thức ăn có đậm độ năng lượng cao. Tránh đồ uống có đường

5.3. 1. Mục tiêu cho sức khoẻ cộng đồng

- Chế độ ăn có đậm độ năng lượng trung bình xuống dưới 125 kcal/100 g

- Tiêu thụ trung bình nước uống có đường của quần thể tăng gấp 2, cứ sau mỗi 10năm.

Đậm độ năng lượng trung bình của bữa ăn giảm thấp khoảng 125 kcal/ 100 g.

Bữa ăn thích hợp có đậm độ năng lượng thấp được xác định là cung cấp xung quanh 125 kcal/100 g, ngoại trừ đồ uống. Điều này tất nhiên là bao gồm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao hơn mức trung bình.

Tiêu thụ đồ uống có đường của quần thể cứ 10 năm là giảm một nửa.

Trong ngữ cảnh của mục tiêu này, khuyến nghị được thiết kế để hướng dẫn cho các chính sách của quốc gia, quần thể nơi mà hiện tại tăng nhanh tỉ lệ tăng cân, thừa cân, béo phì đặc biệt trẻ em, người trẻ và tăng nhanh lượng tiêu thụ đồ uống có đường. Mục tiêu này cần đặt trong giới hạn thời gian. Những thành tựu của mục tiêu thách thức này chỉ ra sự hỗ trợ từ các cơ quan điều hành và từ các nhà máy chế biến nước ngọt. Các nhà hoạch định chính sách cần được khuyến khích tạo khung mục tiêu trong các hoàn cảnh cụ thể của họ.

5.3.2 Khuyến nghị cho cá nhân

- Ít tiêu thụ thức ăn có đậm độ năng lượng cao . Tránh đồ uống có đường

Thực phẩm có đậm độ năng lượng cao được định nghĩa ở đây là các loại cung cấp khoảng  225–275 kcal/100 g. Thực phẩm có lượng xơ và nước cao như rau và quả chín, ngũ cốc chế biến không dầu, mỡ, thường có đậm độ năng lượng thấp. Rau không có tinh bột, củ và quả cung cấp năng lượng khoảng từ 10 đến 100 kcal/100 g, ngũ cốc, đậu đỗ các loại giữa 60 - 150 kcal/100 g. Bánh mỳ và thịt nạc, thịt gia cầm, và cá thường cung cấp khoảng 100 - 225 kcal/100 g. Hầu hết thực phẩm chứa lượng đáng kể chất béo, dầu, hoặc đường thêm vào, bao gồm nhiều ‘đồ ăn nhanh’ như định nghĩa ở đây, cũng như nhiều đồ ăn chưa chuẩn bị (pre-prepared dishes) và snacks, đồ ăn nướng, đồ tráng miệng, và bánh kẹo thường có đậm độ năng lượng cao.

Khuyến nghị này không ám chỉ rằng tất cả thực phẩm, đồ ăn có đậm độ năng lượng cáo cần phải tránh. Một số như một số loại dầu thực vật nhất định, các loại hạt là nguồn chất dinh dưỡng quan trọng; tiêu thụ các loại thực phẩm này không gắn với tăng cân và cũng như bản chất tự nhiên chúng được tiêu thụ ít.

Các đồ uống có đường được nói đến trong khuyến nghị này nhằm vào nước ngọt (bao gồm colas, sodas...).  Uống các đồ uống như thế này, bao gồm các cốc “cỡ lớn” đang tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia. Bằng chứng những đồ uống này tạo cơ chế cảm giác no của người, do vậy làm tăng cân là cảm giác. Tốt nhất là không uống. Lời khuyên này cũng bao hàm việc khuyên uống nước. Đồ uống ngọt có năng lượng thấp như cà phê, và trà (không cho thêm đường)  thì tốt hơn. Nước quả, thậm chí không cho thêm đường, cũng vẫn có tác dụng tăng cân, vì vậy không nên uống với lượng lớn.

Thỉnh thoảng (ít khi) ăn ‘đồ ăn nhanh, như đã nói ở trên, “đồ ăn nhanh” không ám chỉ tất cả các loại thực phẩm (và đồ uống) mà có sẵn để tiêu dùng. Thuật ngữ chỉ các thức ăn sẵn, thuận tiện có xu hướng có đậm độ năng lượng cao và thường tiêu thụ thường xuyên với lượng lớn. Hầu hết các bằng chứng về “đồ ăn nhanh” là từ các nghiên cứu về humberger, thịt gà rán, khoai tây rán, đồ uống ngọt đang được bán ở các hệ thống cửa hàng trên khắp thế giới.

5.3.3. Các bằng chứng

Bằng chứng chỉ ra thức ăn và chế độ ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt là đồ ăn đã chế biến sẵn, và đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Một số thức ăn có năng lượng thấp có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

Đồ ăn có đậm độ năng lượng cao và đồ uống có đường có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi thường xuyên ăn và ăn với số lượng nhiều. Tương ứng như vậy, thức ăn có đậm độ năng lượng thấp (thường chưa qua chế biến) có thể chống lại tăng cân, quá cân và béo phì. Các loại thức ăn có đậm độ năng lượng thấp cụ thể như rau, quả và các thưc phẩm chứa xơ có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

5.3.4. Đánh giá

Tiêu thụ các thức ăn có đậm độ năng lượng cao và đồ uống có đường đang tăng trên toàn thế giới và có thể góp phần làm tăng tỉ lệ béo phì toàn cầu. Khuyến nghị này về tổng thể chủ yếu thiết kế để phòng và kiểm soát tăng cân, thừa cân và béo phì. “Đậm độ năng lượng” là số đo năng lượng (theo kcal/100g thực phẩm). Nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu từ thực phẩm đã chế biến, thường chứa lượng lớn chất béo hoặc đường, có xu hướng có đậm độ năng lượng cao hơn nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu là thực phẩm tươi. Bằng chứng chỉ ra không phải thành phần bữa ăn có vấn đề mà sự đóng góp của nó vào đậm độ năng lượng của bữa ăn. Vì có nước trong thành phần nên đồ uống có đậm độ năng lượng thấp hơn thực phẩm. Tuy nhiên, đồ uống có đường cung cấp năng lượng nhưng dường như không làm giảm cảm giác no, vì vậy làm thúc đẩy việc ăn quá nhiều năng lượng, do vậy gây tăng cân.

5.3.5. Cách thực hiện

Thực phẩm và chế độ ăn có đậm độ năng lượng thấp và tránh đồ uống có đường là lựa chọn tốt nhất đặc biệt đối với những người có lối sống tĩnh tại, Khuyến nghị trên đây sẽ đạt được bằng cách thay thức ăn có đậm độ năng lượng cao như các thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo, đường và “đồ ăn nhanh” bằng các thực phẩm có đậm độ năng lượng thấp như các thực phẩm nguồn gốc thực vật bao gồm rau không tinh bột, quả và các loại ngũ cốc không chế biến tinh, thay các loại đồ uống có đường bằng các loại đồ uống không ngọt như nước, trà, cà phê không đường

Năng lượng tổng số của một bữa ăn liên quan không chỉ đến đậm độ năng lượng của từng thực phẩm mà còn đến tần xuất và lượng thực phẩm. Khả năng vật lý của dạ dày người và hệ tiêu hóa là giới hạn. Nhìn chung, hàng ngày con người thường tiêu thụ cùng lượng thực phẩm, được đo bằng khối lượng. Bữa ăn có đậm độ năng lượng có thể làm suy yếu điều hòa ngon miệng thông thường và do vậy dẫn đến năng lượng khẩu phần tăng lên.

Đồ uống có đường là vấn đề đặc biệt vì được uống với lượng lớn mà không cảm thấy no hay thỏa mãn. Bằng cách thay các loại thức ăn và đồ uống bằng các loại đậm độ năng lượng thấp, như rau, quả, ngũ cốc chưa xay xát kỹ, đậu đỗ, nước, đồ uống không năng lượng, nguy cơ tăng cân sẽ giảm xuống, do vậy người ta hy vọng sẽ giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

5.4. Khuyến nghị 4. Thực phẩm nguồn gốc thực vật

Ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật

5.4.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Trung bình tiêu thụ rau không có tinh bột và quả chín ít nhất là 600g mỗi ngày.

Ngũ cốc không xay xát kỹ và/hoặc đậu đỗ và các loại thực phẩm khác là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên đóng góp vào lượng non-starch polysaccharide hàng ngày ít nhất là 25g

Quần thể tiêu thụ trung bình rau không tinh bột và quả chín ít nhất là 600 g hàng ngày. Mục tiêu này đại diện cho số lượng trên mức trung bình của khẩu phần ăn của quần thể. Rau không tinh bột không bao gồm các loại củ, rễ nhiều tinh bột như khoai tây và các sản phẩm của khoai tây.

Ở trong các quần thể, những nơi mà người ta ăn ít nhất là 400 g và quả hàng ngày, mức tiêu thụ trung bình tương ứng ít nhất 600 g một ngày. Ngũ cốc chưa xay xát kỹ và/hoặc đậu đỗ các loại, và các thực phẩm khác là nguồn chất xơ tự nhiên, góp phần tạo nên chất xơ khẩu phần ít nhất là 25g polysaccharide không phải là tinh bột hàng ngày. Tất cả các loại tinh bột, đậu đỗ các loại đều qua một số dạng chế biến trước khi đưa ra tiêu thụ. Nấu là một dạng chế biến. Mục tiêu này thiết kế để nhấn mạnh giá trị của ngũ cốc toàn phần, và các thực phẩm nguồn thực vật nói chung chứa lượng đáng kể chất xơ. Những loại này không bao gồm thực phẩm chế biến kỹ và bổ sung thêm chất xơ, với những loại thực phẩm này, hiệu quả bảo vệ vẫn còn thiếu bằng chứng. 25 g non-starch polysaccharide is tương ứng với khoảng 32 g chất xơ trong chế độ ăn.

5.4.2. Khuyến nghị cho cá nhân

Ăn ít nhất 5 bữa (ít nhất 400 g) nhiều loại rau không tinh bột và quả chín hàng ngày. Ăn ngũ cốc tương đối chưa xay xát kỹ và đậu đỗ các loại trong mỗi bữa ăn. Hạn chế lượng thực phẩm có tinh bột xay kỹ.

Người ta ăn khoai củ như thực phẩm chính cần đảm bảo đủ khẩu phần rau không tinh bột, quả chín và đậu đỗ

1 Tốt nhất là từ các loại rau không tinh bột và quả chín bao gồm màu đỏ, xanh lá cây, vàng, trắng, tím và màu da cam, bao gồm cả các sản phẩm từ cà chua, các loại rau màu trắng như tỏi

2 Ngũ cốc xay xát chưa kỹ, và hoặc đậu đỗ góp phần tạo ra ít nhất 25g chất xơ hàng ngày

3 Những thức ăn này có đậm độ năng lượng thấp và thúc đẩy cân nặng ở mức khỏe mạnh

Khuyến nghị về ngũ cốc không xay xát kỹ và đậu đỗ các loại là để đảm bảo những thức ăn này là một đặc điểm của tất cả các bữa ăn. Thực phẩm nhiều tinh bột xay xát kỹ như bột mỳ để làm bánh mỳ, pasta, pizza; gạo trắng và các thực phẩm có nhiều mỡ và đường như bánh cake, pastries, biscuits (cookies), và các loại thực phẩm nướng khác. Người ăn nhóm khoai củ là thành phần chính đảm bảo khẩu phần đủ rau không tinh bột, quả chín và đậu đỗ. Ở nhiều nơi trên thế giới, hệ thống thực phẩm truyền thống cần được bảo vệ: cũng như các giá trị văn hóa, khả năng duy trì với điều kiện khí hậu và địa lý địa phương, các sản phẩm này thường dinh dưỡng hơn so với chế độ ăn định thay thế. Tuy nhiên, chế độ ăn tự phát (monotonous) đặc biệt nếu chỉ lượng nhỏ rau không có tinh bột, quả chín, đậu đỗ các loại, có xu hướng ít các chất dinh dưỡng, sẽ tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, và có nguy cơ gây một số loại ung thư

Thực phẩm nguồn gốc thực vật khác

Một số thực phẩm nguồn gốc thực vật không phải mục tiêu hoặc khuyến nghị

Hạt các loại, dầu thực vật. Bằng chứng về hạt các loại, dầu và nguy cơ ung thư là không quan trọng. Tuy nhiên, hạt các loại là nguồn xơ khẩu phần, acid béo cần thiết, và các vitamin, chất khoáng. Mặc dù chúng nhiều năng lượng, và nên ăn ít nhưng cũng không liên quan đến tăng cân. Tương tự như vậy, khối lượng vừa phải dầu thực vật được sử dụng như dạng mỡ cơ bản dùng để nấu ăn.

Đường kính. Đường kính và các dạng sirô được tinh chế từ mía, ngô, củ cải đường. Các bằng chứng về đồ uống có đường đủ mạnh để đưa ra mục tiêu và khuyến nghị. Bằng chứng chỉ ra thực phẩm chưa lượng đáng kể đường thêm vào làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng vẫn hạn chế, và do vậy người ta cũng không đưa ra khuyến nghị. Tuy nhiên, có thể suy ra rằng  tiêu thụ thực phẩm thêm đường  cần được hạn chế.

5.4.3. Các bằng chứng

Bằng chứng chế độ ăn có nhiều rau, quả chín bảo vệ chống lại ung thư về tổng thể kém thuyết phục hơn vào giữa những năm 1990s. Tuy nhiên, rau và quả chín và các loại thực phẩm khác chứa chất xơ, có thể bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư.

Các loại rau không tinh bột bảo vệ chống lại ung thư miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, và dạ dày. Các loại rau màu trắng đặc biệt bảo vệ chống lại ung thư dạ dày. Tỏi có thể bảo vệ chống lại ung thư miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, phổi và dạ dày. Thực phẩm chứa chất xơ có thể bảo vệ chống ung thư đại trực tràng. Thực phẩm chứa folate có thể bảo vệ chống lại ung thư tụy. Thực phẩm chứa carotenoids có thể bảo vệ chống ung thư miệng, hầu họng và phổi; thực phẩm chứa beta-carotene có thể bảo vệ chống ung thư thực quản, thực phẩm chứa lycopene có thể bảo vệ chống ung thư tiền liệt tuyến. Thực phẩm chứa vitamin C có thể bảo vệ chống lại ung thư thực quản; và thực phẩm chứa selenium có thể bảo vệ chống ung thư tiền liệt tuyến. Không phải là thực phẩm chứa beta-carotene có tác dụng quan trọng đến nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến hoặc ung thư da.

5.4.4. Đánh giá

Một cách tiếp cận lồng ghép với các bằng chứng chỉ ra chế độ ăn bảo vệ chống lại ung thư chủ yếu cấu tạo bằng các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Tiêu thụ lượng lớn nhiều loại thực phẩm nguồn gốc thực vật bảo vệ chống lại bệnh ung thư ở nhiều vị trị khác nhau. Điều này có nghĩa bằng bữa ăn dựa trên cơ sở thực vật có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ (đồng thời non-starch polysaccharides), và có đậm độ năng lượng thấp. Rau không có tinh bột, quả chín có thể bào vệ chống lại một số ung thư. Có đậm độ năng lượng thấp, các loại  thực phẩm này bảo vệ chống tăng cân. Chi tiết về bằng chứng và phán xét có thể tìm ở chương 4, 8.

Rau không có tinh bột như rau lá màu xanh rau muống, mồng tơi, rau súp lơ màu xanh.. nhưng không phải là khoai tây, khoai lang, sắn. Rau không có tinh bột và củ bao gồm c à  rốt, tỏi tây… Mục tiêu và khuyến nghị ở đây tương tự với các tổ chức quốc tế khác ấn hành. Chúng xuất phát từ các bằng chứng về ung thư và được các bằng chứng về các bệnh khác hỗ trợ. Chúng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các loại ngũ cốc không xay xát kỹ và các loại rau không tinh bột, quả chín, đậu đỗ các loại, tất cả các loại này chứa lượng quan trọng chất xơ, và các chất khoáng, và có năng lượng thấp. Thực phẩm này chứ không phải thực phẩm nguồn gốc động vật được khuyến nghị cho bữa ăn hàng ngày.

5.4.5. Hướng dẫn thực hiện

Duy trì chế độ ăn dựa vào nguồn thực vật dễ thực hiện bằng cách lập kế hoạch bữa ăn và món ăn dùng nguồn thực vật hơn là thịt và các thực phẩm nguồn gốc động vật.

Thịt và các thực phẩm nguồn gốc động vật trở thành trung tâm của bữa ăn do kết quả của công nghiệp hóa, dẫn đến thịt trở nên rẻ hơn. Như đã trình bày ở trên, thực phẩm nguồn gốc thực vật được khuyến nghị làm cơ sở cho tất cả bữa ăn. Món ăn là có ít nhất 2/3 là thực phẩm nguồn gốc thực vật; thay vì ngũ cốc đã chế biến

1 suất ăn rau hoặc hoa quả khoảng 80g/3oz. Nếu ăn theo lượng khuyến nghị lượng rau quả ít nhất 400g hoặc 14oz/ngày

5.5. Khuyến nghị 5. Thức ăn/thực phẩm động vật

Hạn chế khẩu phần thịt đỏ, tránh thịt đã chế biến

5.5.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Quần thể tiêu thụ thịt đỏ trung bình không quá 300g/tuần, ăn rất ít thịt đã chế biến

Mục tiêu này được đưa ra theo mức tiêu thụ trong tuần để khuyến khích nhận thức rằng thịt đỏ không phải là thức ăn hàng ngày. Mục tiêu 300g/tuần tương ứng với mức tiêu thụ thịt đỏ  người ta thấy ở mức độ nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên. Bằng chứng về thịt chế biến sẵn thậm chí rõ ràng hơn là thịt đỏ, và số liệu cung không chỉ ra với mức khẩu phần nào chắc chắn không liên quan đến nguy cơ.

Thực phẩm nguồn gốc động vật khác

Nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật không phải là mục tiêu hoặc khuyến nghị

Thịt gia cầm, cá. Bằng chứng về thịt gia cầm và nguy cơ ung thư là không chắc chắn (đáng kể, quan trọng). Bằng chứng cá bảo vệ bệnh ung thư đại trực tràng rất hạn chế. (cá muối kiểu Hồng kông là trường hợp đặc biệt). Tuy nhiên người ăn thịt, khuyên nên chọn thịt gia cầm, cá các loại hơn là thịt đỏ. Thịt của thú hoang dại, chim, và cá những loài có thành phần dinh dưỡng khác với đông vật nuôi và nuôi công nghiệp cũng tốt hơn.

Trứng. Bằng chứng trứng và nguy cơ ung thư cũng chưa rõ, không quan trọng. Không có cơ sở đưa ra khuyến nghị tránh ăn trứng để phòng ung thư.

Sữa, pho mát, và các sản phẩm từ sữa. Bằng chứng về sữa bò, pho mát và thực phẩm giàu canxi và nguy cơ ung thư rất khó lý luận. Bằng chứng về ung thư đại trực tràng và ung thư tiền liệt tuyến dường như vẫn đang tranh cãi.

Mỡ động vật. Bằng chứng gợi ý rằng mỡ động vật là nguyên nhân gây ra ung thư đại trực tràng vẫn còn hạn chế và the Panel lồng ghép bằng chứng hạn chees gợi ý rằng mỡ động vật là nguyên nhân của béo phì và thừa cân vào các nghiên cứu về thực phẩm giàu năng lượng. Tốt nhất là hạn chế lượng mỡ động vật, vì mỡ động vật là một phần của thịt và cũng có trong thịt đã chế biến sẵn, và phần vì liên quan đến bệnh tim mạch.

5.5.2. Khuyến nghị cá nhân

Mọi người ăn thịt đỏ dưới 500g/tuần, rất ít thịt đã được chế biến sẵn

Thịt đỏ nói đến thịt bò, cừu, dê từ vật nuôi, bao gồm lượng trong thịt chế biến sẵn.

Thịt chế biến sẵn ám chỉ thịt bảo quản bằng cách hun khói, muối, thêm chất bảo quản, bao gồm trong thực phẩm đã chế biến.Những điểm chỉ ra đây là thêm vào các khuyến nghị trên

5.5.3. Các bằng chứng

Bằng chứng thịt đỏ đặc biệt thịt đã chế biến là nguyên nhân gây ung thư rõ ràng mạnh hơn giữa những năm 1990.

Bằng chứng thịt đỏ là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng đã thuyết phục. Cá muối kiểu Hồng kông có thể là nguyên nhân ung thư mũi họng, kết luận này không áp dụng cho các loại cá chế biến bằng các phương pháp khác. Sữa bò có thể bảo vệ chống lại ung thư tiền liệt tuyến, hiệu quả này chỉ thấy rõ khi khẩu phần canxi cao (khoảng 1.5g/ngày hoặc hơn).

5.5.4. Đánh giá

Có bằng chứng chỉ ra nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nếu ăn với số lượng vừa phải. Những người ăn nhiều dạng khác nhau của chế độ ăn chay có ít nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, mặc dù khó tách những lợi ích của chế độ ăn khỏi các mặt khác nhau của đời sống như không hút thuốc, uống ít rượu. Ngoài ra, thịt là nguồn chất dinh dưỡng quí báu, đặc biệt là protein, sắt, kẽm và vitamin B12. The Panel nhấn mạnh rằng khuyến nghị chung không phải là cho chế độ ăn không có thịt, hoặc chế độ ăn không có thực phẩm có nguồn gốc động vật. Số lượng là lượng thịt ăn vào. Qui đổi thô, 300g thịt chín tương ứng khoảng 400-450g thịt sống, và 500g thịt chín tương ứng khoảng 700-750g thịt sống. Qui đổi chính xác phụ thuộc vào lát cắt miếng thịt, tỉ lệ nạc mỡ, và phương pháp, cũng như mức độ nấu, do vậy không thể đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn.

Thịt đỏ hoặc thịt đã chế biến là nguyên nhân thuyết phục của một số loại ung thư. Chế độ ăn có lượng mỡ động vật cao thường có mức năng lượng cao, làm tăng nguy cơ tăng cân.

5.5.5. Hướng dẫn thực hiện

Có nhiều cách thưởng thức thịt và các thức ăn nguồn gốc động vật khác là một phần của chế độ ăn dựa vào các thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Đối với người ăn thịt đỏ, lượng thịt đỏ cần được giứoi hạn bằng cách chọn thịt gia cầm, cá thay thế. Khi ăn thịt đỏ, ăn phần nạc tốt hơn. Tránh ăn các loại thịt đã qua chế biến. Những loạt thịt này thường có đậm độ năng lượng cao và có thể chứa một lượng muối lớn. Hơn nữa, những loại thịt này thường được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối hoặc dùng thêm các chất hoá học. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm cũng được biết là sinh ra một số chất gây ung thư. Do vậy, tốt nhất là nên tránh dùng những loại thịt này

5.6. Khuyến nghị 6. Đồ uống có cồn.

Hạn chế lượng đồ uống có cồn

5.6.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng.

Số người uống nhiều hơn mức khuyến nghị cứ 10 năm giảm xuống 1/3

Trong bối cảnh lời khuyên này, giống như các lời khuyên khác thiết kế để hướng dẫn cho các chính sách quốc gia, mà hiện tại đang tăng tỉ lệ uống rượu vừa hoặc nghiện, bao gồm cả người trẻ. Nhấn mạnh của mục tiêu là đặc biệt vào những người tiêu thụ trên giới hạn khuyến nghị hơn là nhằm vào những người thường uống rượu lượng vừa phải. Mục tiêu này có giới hạn thời gian. Thành tựu của mục tiêu này đòi hỏi sự hỗ trợ quan trọng từ các tổ chức điều hành, các nhà sản xuất đồ uống có cồn, và từ những người chủ quán bar và những cơ sở khác nơi mà rượu được bán và tiêu thụ. Các nhà hoạch định chính sách cũng được khuyến khích để tạo khung cho mục tiêu tùy theo hoàn cảnh cụ thể của họ

5.6.2. Khuyến nghị cá thể

Nếu dùng đồ uống  có cồn, giới hạn không quá 2 cốc/ngày đối với nam, và 1 cốc/ngày đối với nữ

-  Khuyến nghị này tính đến tác dụng bảo vệ bệnh mạch vành

-  Trẻ em và phụ nữ có thai không uống rượu

-  1 cốc chứa khoảng 10–15 grams  ethanol

Nếu uống rượu, giới hạn lượng rượu không trên 2 cốc/ngày đối với nam và 1 cốc/ngày đối với nữ. Tiêu thụ rượu lượng vừa phải được chỉ ra bảo vệ chống lại bệnh mạch vành so với không uống, với uống nhiều rượu ở một số trường hợp chỉ ra làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, không có cơ quan có quyền đưa ra khuyến nghị cụ thể cho tiêu thụ rượu để tránh bệnh mạch vành bởi ảnh hưởng xã hội, sinh lý, hành vi, sinh học của tiêu thụ nhiều rượu. Đối với người uống rượu, không hơn 2 cốc/ngày (nam) và không trên 1 cốc/ngày là khuyến nghị giới hạn. Mức giới hạn này được diễn tả bằng số lượng trong ngày, vì thường xuyên uống nhiều rượu (ví dụ, vào cuối tuần) trong khi lúc khác không uống rượu, là đặc biệt dễ dẫn đến những hậu quả gây hại.

5.6.3. Các bằng chứng

Bằng chứng rằng tất cả các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân của nhiều loại ung thư hiện nay trở nên mạnh mẽ hơn những năm 1990. Bằng chứng thuyết phục cho thấy đồ uống có cônf là nguyên nhân gây ung thư miệng, hầu, họng, thực quản và vú (tiền, hậu mãn kinh). Bằng chứng rượu là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng ở nam là thuyết phục. Đồ uống có cồn có thể là yếu tố gây ung thư gan, ung thư đại trực tràng ở nữ. Không phải có ảnh hưởng ngược quan trọng của ung thư thận

5.6.4. Đánh giá

Bằng chứng về ung thư đưa ra lời phán xét khuyến nghị không uống đồ uống có cồn. Các bằng chứng khác chỉ ra uống rượu với số lượng vừa phải có thể giảm nguy cơ động mạch vành. Bằng chứng không chỉ ra mức tiêu thụ rượu rõ ràng, mà dưới mức đó sẽ không làm tăng nguy cơ gây ung thư. Điều này có nghĩa rằng chỉ dựa vào bằng chứng về ung thư, lượng rượu nhỏ cũng cần tránh. Trong khuôn khổ các khuyến nghị ở đây, nhóm nghiên cứu cũng tính đến bằng chứng lượng rượu vừa phải để bảo vệ bệnh mạch vành. Bằng chứng chỉ ra rằng tất cả các loại đồ uống có cồn có cùng hiệu quả. Số liệu không chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa nào phụ thuộc vào loại rượu. Khuyến nghị này do vậy bao trùm toàn bộ đồ uống có cồn, bất kể bia, rượu, rượu mạnh hay các loại đồ uống khác. Yếu tố quan trọng là lượng ethanol tiêu thụ. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng trẻ em và phụ nữ có thai không nên uống đồ uống có cồn

5.6.5. Hướng dẫn thực hiện

Nói chung khuyến nghị tư vấn giới hạn trên là 2 cốc/ngày đối với nam và 1 cốc/ngày đối với nữ.

5.7. Khuyến nghị 7. Bảo quản, xử lý, chế biến

Giới hạn lượng muối tiêu thụ1

Tránh ngũ cốc, đậu đỗ bị mọc mầm

5.7.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Quần thể có lượng muối tiêu thụ từ các nguồn dưới 5 g (2 g natrium) trong 1 ngày

Cứ 10 năm, số người tiêu thụ trên 6g muối (2.4 g natrium) một ngày sẽ giảm một nửa

Hạn chế tối thiểu ăn aflatoxins từ ngũ cốc, đậu đỗ bị mốc

Hầu hết các phương pháp bảo quản, chế biến không phải là mục tiêu khuyến nghị. Một số la mối quan tâm của cộng đồng và một số được đề cập ở đây. Làm khô, lên men, đóng chai, hộp. Không có bằng chứng tin cậy về các phương pháp này có ảnh hưởng gì đến nguy cơ gây ung thư hay không. Khi chúng không liên quan đến sử dụng muối, chúng sẽ được ưa chuộng hơn là phương pháp thêm muối

Làm lạnh. Các bằng chứng dịch tễ liên quan đến việc làm lạnh và giảm nguy cơ ung thư dạ dày là quan trọng. Các báo cáo trước nhận định bằng chứng này rất thuyết phục. Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm cho báo cáo này nhận định rằng ảnh hưởng của làm lạnh đến nguy cơ ung thư không phải là yếu tố nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, lợi ích của đông lạnh công nghiệp, cho vào tủ lạnh bao gồm tính sẵn có của rau quả có thể bị héo, bảo vệ chống lại sự xâm lấn của các vi sinh vật và giảm nhu cầu phải bảo quản bằng muối. Theo đó, bảo quản lạnh là có lợi.

Chất phụ gia, chất ô nhiễm. Không có bằng chứng dịch tễ học về mối liên hệ giữa phụ gia thực phẩm và chất ô nhiễm và nguy cơ gây ung thư.

Hấp, luộc, nướng, rang, rán, barbecuing (charbroiling). Trong khi các bằng chứng gợi ý rằng các thực phẩm nguồn gốc động vật khi rán và barbecue là nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn còn hạn chế, có bằng chứng từ thực nghiệm chỉ ra các chất gây ung thư được hình thành khi thịt, thức ăn nguồn gốc động vật và một số thức ăn khác bị nấu ở nhiệt độ rất cao và khi chúng tiếp xúc trực tiếp dưới ngọn lửa. Trong khi các bằng chứng dịch tễ nói chúng là nguyên nhân gây ung thư rất hạn chế, nên thận trọng phòng tránh nấu thức ăn kiểu như vậy. Ảnh hưởng này không thấy khi thức ăn được nấu bằng nước luộc.

5.7.2. Khuyến nghị cá thể

Tránh tất cả các thực phẩm bảo quản bằng muối, thức ăn mặn, bảo quản thực phẩm không dùng muối1

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có thêm muối để đảm bảo khẩu phần dưới 7g/ngày (2.4g natrium). Không ăn ngũ cốc, đậu đỗ bị nấm mốc

1Phương pháp bảo quản không dùng muối bao gồm để lạnh, đông đá, làm khô, đóng chai, đóng hộp và lên men

Đối với hầu hết mọi người, khuyến nghị này nhằm giảm lượng muối tiêu thụ. Thông thường hầu hết lượng muối trong chế độ ăn nằm ở thực phẩm chế biến sẵn. Một số thực phẩm rõ ràng là mặn, những loại khác ví dụ như bánh mỳ không có vị mặn nhưng bánh mỳ và các sản phẩm ngũ cốc khác là nguồn muối chủ yếu trong các nước giàu và cùng với một số thực phẩm chế biến khác, trong có vẻ không mặn. Khi bảo quản thực phẩm ở nhà,  nên khuyến nghị các phương pháp bảo quản hạn chế tối thiểu việc dùng muối. Tránh dùng muối trực tiếp.Không ăn ngũ cốc hoặc đậu đỗ bị nấm mốc

5.7.3. Các bằng chứng

Một số phương pháp bảo quản, xử trí, chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư. Bằng chứng mạnh mẽ liên quan đến thịt đã chế biến, bảo quản bằng cách ướp muối, hun khói, ngâm muối, thêm hóa chất và các phương pháp khác; muối từ tất cả các nguồn và thực phẩm bảo quản bằng muối

Muối và các thực phẩm bảo quản bằng muối là nguyên nhân có thể của ung thư dạ dày. Nhóm nghiên cứu thấy rằng làm lạnh, trong khi không có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư, gián tiếp bảo vệ chống lại một số loại ung thư vì nó ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm mà nó ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư. Ví dụ, nó tăng tính sẵn có và lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm tươi, có thể úa (rau và quả chín, thịt, sữa) và giảm nhu cầu của một số thực phẩm chế biến sẵn (bảo quản bằng cách muối, xông khói, và muối dưa). Một số thực phẩm nguồn gốc thực vật, như ngũ cốc, và đậu đỗ có thể bị nhiễm aflatoxins do nấm mốc gây ra trong điều kiện nóng, ẩm. Bằng chứng thuyết phục là aflatoxins là nguyên nhân gây ung thư gan.

5.7.4. Đánh giá

Bằng chứng mạnh nhất về phương pháp bảo quản, chế biến chỉ ra muối và thực phẩm muối có thể là nguyên nhân gây ung thư dạ dày và thực phẩm bị nhiễm aflatoxin là nguyên nhân gây ung thư gan. Muối cần thiết cho sức khỏe con người, nhưng ở mức thấp hơn rất nhiều so với lượng thực tế đang tiêu thụ trên khắp thế giới. Ở tại mức độ thấy không chỉ ở các nước thu nhập cao mà cả ở các nước mà bữa ăn truyền thống có lượng muối cao, tiêu thụ các thực phẩm mặn, thức ăn muối ở mức quá cao. Yếu tố quan trọng là lượng muối tổng số. Thức ăn, đồ uống, nguồn nước nhiễm vi sinh vật vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Đặc biệt, ngũ cốc, đậu đỗ nhiễm aflatoxins do nấm mốc khi thực phẩm được dự trữ lâu trong nhiệt độ ấm là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và không chỉ ở các nước nhiệt đới. Muối và các thực phẩm bảo quản bằng muối là nguyên nhân có thể của một số ung thư. Aflatoxins là nguyên nhân thuyết phục của ung thư gan.

5.7.6. Hướng dẫn thực hiện

Trong tất cả các giai đoạn chế biến thực phẩm đến khi mua, dự trữ, nên chọn phương pháp giữ thực phẩm được tươi, và không sử dụng muối. Muối chỉ dùng thêm vị cho thực phẩm. Nhiều rau và gia vị khác cũng có thể được dùng thay thế. Sau một giai đoạn hạn chế dùng muối cảm giác vị cũng tăng lên, việc thích ăn muối sẽ giảm đi và sẽ thấy vị tự nhiên của thực phẩm. Nhãn thực phẩm nên đưa ra một số chỉ dẫn. Sản phẩm được quảng cáo là ‘giảm muối’ có thể vẫn còn nhiều muối.

Giữa thực phẩm được tươi bằng cách dùng tủ lạnh. Vứt bỏ thực phẩm khi có dấu hiệu bị nhiễm nấm mốc

5.8 Khuyến nghị 8. Thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng)

Nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thông qua chế độ ăn đơn thuần1

5.8.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Tăng tối đa số người đủ dinh dưỡng mà không cần bổ sung chế độ ăn

Ở nhiều nơi trên thế giới, thiếu dinh dưỡng vẫn còn là nạn, dịch. Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cho các cộng đồng đó hoặc tăng cường vào thực phẩm để đảm bảo đủ tối thiểu tình trạng dinh dưỡng. Cách tiếp cận tốt nhất là bảo vệ hoặc tăng cường hệ thống thực phẩm địa phương. Tương tự như vậy đối với các nước giàu, nơi có cộng đồng có nguy cơ như người già, sống một mình bị bệnh mãn tính...

Dùng thuốc bổ sung có thể bảo vệ bệnh ung thư đại trực tràng và tiền liệt tuyến không nên khuyến nghị thường xuyên sử dụng. Nói chúng, như đã trình bày, với nguồn thực phẩm và khả năng tiếp cận thực phẩm, người ta có thể thực hiện các khuyến nghị trong bối cảnh lời khuyên dinh dưỡng chung, và thực phẩm bổ sung thường là không cần thiết. Ngoài ra, trong bữa ăn, chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng kết hợp thường không thấy trong các loại bổ sung đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhóm nhận thấy rằng, thực phẩm bổ sung thêm vào chế độ ăn bình thường tùy lúc có thể có lợi cho một số quần thể nhất định. Ví dụ, vitamin B12 cho người trên 50 tuổi có khó hấp thu bổ sung vitamin B12, folic acid cho phụ nữ đang hoặc sẽ có thai, bổ sung vitamin D cho người không đủ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (như người già, hoặc người da đen), người không tổng hợp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời

Nhóm nghiên cứu cũng khuyên chống lại việc tự dùng thực phẩm bổ sung để bảo vệ một số loại ung thư nhất định. Kết quả về canxi và selen áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và với liều cụ thể. Khuyến nghị để dùng thường xuyên cho quần thể nói chung có thể chỉ ra một cân bằng khác biệt giữa lợi ích và nguy cơ. Lời khuyên cho các cá thể có hoàn cảnh đặc biệt được đánh giá tốt nhất được thực hiện ở các cơ sở khám chữa bệnh với sự tư vấn của các chuyên gia có trình độ

5.8.2. Khuyến nghị cá thể

Không khuyến nghị dùng thực phẩm chức năng hay bổ sung để phòng bệnh ung thư

1 Điều này không phải luôn khả thi. Trong một số trường hợp bệnh tật, hoặc chế độ ăn thiếu, bổ sung vẫn có giá trị

5.8.3. Các bằng chứng

Thử nghiệm lâm sàng đã có những bằng chứng mạnh mẽ rằng bổ sung liều cao một số chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Bằng chứng thuyết phục chỉ ra bổ sung beta-carotene liều cao gây ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Canxi có thể bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Selen liều cao có thể bảo vệ chống ung thư tiền liệt tuyến. Không chắc rằng beta-carotene, hoặc thực phẩm bổ sung beta-carotene có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ ung thư da (non-melanoma) hoặc ung thư tiền liệt tuyến

5.8.4. Đánh giá

Bằng chứng chỉ ra bổ sung chất dinh dưỡng liều cao có thể bảo vệ hoặc gây ra ung thư. Các nghiên cứu chứng minh những hiệu quả này không liên quan đến việc sử dụng rộng rãi trong toàn bộ quần thể nói chung, ở đó cần bằng giữa lợi ích và nguy cơ không được tiên lượng một cách chắc chắn. Khuyến nghị chung dùng thuốc bổ sung để phòng ung thư có thể có ảnh hưởng không mong muốn. Tăng tiêu thụ các chất dinh dưỡng cần thiết qua chế độ ăn thông thường được ưa chuộng hơn. Khuyến nghị này, cùng với các khuyến nghị khác dựa trên cơ sở thực phẩm. Vitamins, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác được đánh giá trong ngữ cảnh thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng đó. Nhóm nghiên cứu đánh giá nguồn cung cấp tốt nhất là thực phẩm và đồ uống chứ không phải là thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng). Có bằng chứng bổ sung liều cao có thể làm giảm nguy cơ một số loại ung thư. Mặc dù một số nghiên cứu trong một số nhóm nguy cơ cao chỉ ra bằng chứng phòng chống ung thư khi dùng các thực phẩm chức năng nhưng kết quả nghiên cứu đó không thể áp dụng cho cả cộng đồng. Mức độ lợi ích khác nhau và có cả ảnh hưởng gây hại không mong muốn, ít gặp. Do vậy, sẽ không khôn ngoan khi khuyến nghị dùng thực phẩm chức năng rộng rãi như một cách để phòng ung thư. Nhìn chung, đối với những người khỏe mạnh, thiếu chất dinh dưỡng sẽ được giải quyết bằng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng chứ không phải bằng cách dùng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, vì như vậy sẽ không tăng tiêu thụ những thành phần có lợi khác từ thực phẩm.

5.8.5. Hướng dẫn thực hiện

Chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thay vì dùng thực phẩm bổ sung. Nhu cầu có thể được đáp ứng bằng cách thực hiện các khuyến nghị trên, các khuyến nghị về thực phẩm, dinh dưỡng, hoạt động thể lực và thành phần cơ thể được thiết kế để giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe

5.9. Khuyến nghị đặc biệt:  Nuôi con bằng sữa mẹ

Bà mẹ cho con bú, trẻ em được bú sữa mẹ1

Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Đa số bà mẹ cho con bú hoàn toàn, trong vòng 6 tháng đầu2,3

5.9.1. Mục tiêu sức khỏe cộng đồng

Đa số bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Duy trì cho con bú hoàn toàn vẫn thường thực hiện cho đến khi có sự xuất hiện của sữa công thức cho trẻ, loại này đã thay thế phần lớn việc cho con bú ở các nước phát triển và ở các quốc gia khác vào nửa sau của thế kỷ 20

Trong khi thực hành cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ đang tăng lên ở nhiều nước trong những năm gần đây, hiện nay ở hầu hết các nước chỉ có số nhỏ các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong vòng 4 tháng, và số lượng nhỏ hơn các bà mẹ cho bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng

Mục tiêu này đề ra tỉ lệ các bà mẹ cho con bú càng tăng càng tốt. Muốn đạt được sẽ cần có sự hỗ trợ của các cơ quan điều hành, và các cơ sở sản xuất sữa công thức trẻ em. Các nhà hoạch định chính sách cần được khuyến khích để thực hiện mục tiêu trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của bú mẹ hoàn toàn mà không có gì khác, kể cả nước (không cần vitamin nhỏ giọt như khuyến nghị ở một số địa phương). Có các tình huống đặc biệt, cho con bú được khuyến nghị thận trọng hoặc không khuyên. Tình huống đặc biệt chủ yếu là khi bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS. Trong trường hợp này, chiến lược toàn cầu của Liên hiệp quốc chỉnh sửa vào cuối năm 2006 nêu ra: ‘cho bú hoàn toàn khuyến nghị cho phụ nữa nhiễm HIV trong 6 tháng đầu trừ khi việc nuôi ăn chấp nhận được, khả thi, duy trì, có khả năng và an toàn cho mẹ và con”

5.9.2. Khuyến nghị cá thể

Nhằm mục tiêu cho trẻ bú mẹ hoàn toàn2 đến 6 tháng và sau đó cho ăn bổ sung3

1Cho con bú bảo vệ cả bà mẹ và trẻ em

2 ‘Cho bú hoàn toàn’ có nghĩa là chỉ có sữa mẹ, không cho uống thêm bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống gì khác, bao gồm cả nước

3Thống nhất với Chiến lược toàn cầu liên hiệp quốc về nuôi ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5.9.3. Các bằng chứng

Bằng chứng về ung thư hỗ trợ các bằng chứng phòng bệnh khác và có cuộc sống khỏe mạnh: ở giai đoạn đầu đời, sữa mẹ là tốt nhất. Bằng chứng thuyết phục rằng quá trình tiết sữa bảo vệ mẹ chống ung thư vú ở mọi lứa tuổi. Bằng chứng hạn chế về tiết sữa bảo vệ bà mẹ chống lại ung thư buồng trứng. Cho con bú có thể bảo vệ trẻ không bị thừa cân, béo phì, và do vậy có thể bảo vệ trẻ chống lại một số bệnh ung thư trong đó thừa cân, béo phì là nguyên nhân. Thừa cân và béo phì ở trẻ em có xu hướng tiếp tục đến khi trưởng thành

5.9.4. Đánh giá

Các bằng chứng ung thư cũng như các bệnh khác chỉ ra cho con bú mẹ hoàn toàn bảo vệ cho cả mẹ và trẻ. Đây là báo cáo đầu tiên liên quan đến phòng bệnh ung thư được khuyến nghị đặc biệt về vấn đề cho con bú là để phòng ung thư vú ở mẹ và phòng thừa cân, béo phì ở trẻ em. Các lợi ích khác của cho bú mẹ đối với mẹ và con cũng được biết rộng rãi. Cho con bú bảo vệ chống lại nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, phát triển hệ miễn dịch còn non của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh khác trong thời kỳ này, và rất quan trọng cho sự phát triển sự gắn bó mẹ con. Có nhiều lợi ích khác. Bú mẹ đặc biệt quan trọng ở những vùng mà không được cung cấp nước sạch, hoặc các gia đình nghèo không có tiền để mua sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khuyến nghị này có tầm quan trọng đặc biệt. Trong khi bắt nguồn từ các bằng chứng về cho con bú, đồng thời cũng chỉ ra các chính sách và hoạt động nhằm phòng ung thư cần nhằm vào tất cả các giai đoạn trong cuộc đời, từ khi bắt đầu cuộc sống

5.9.5. Hướng dẫn thực hiện

Về phần cho con bú, nhóm nghiên cứu đã theo chiến lược toàn cầu của liên hiệp quốc về nuôi ăn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được thống nhất trên toàn thế giới bởi các tổ chức LHQ, chính phủ các nước, chuyên gia y tế, các tổ chức xã hội dân sự, và ngành công nghiệp sản xuất sữa trẻ em, thống nhất sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, báo cáo này khuyến nghị bà mẹ cần cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

5.10. Khuyến nghị đặc biệt 2 Dành cho người mắc ung thư1

Tuân theo các khuyến nghị để phòng bệnh ung thư2

5.10.1. Khuyến nghị

Tất cả các bệnh nhân mắc ung thư3 đều được các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc. Nếu có thể làm được như vậy, và khi đó cần tuân theo các khuyến nghị về chế độ ăn, cân nặng nên có, và hoạt động thể lực2

1Người mắc ung thư là người đang sống với chẩn đoán ung thư, bao gồm cả những người đã khỏi bệnh (recovered)

2Khuyến nghị này không áp dụng cho những người đang điều trị tích cực, đối tượng  to the qualifications

3 Những người này bao gồm tất cả những người mắc bệnh ung thư, trước trong và sau điều trị tích cực

Trong trường hợp đặc biệt của bệnh nhân khỏi bệnh trong các cơ sở điều trị, nhóm nghiên cứu quyết định không tách biệt mục tiêu sức khỏe cộng đồng và các khuyến nghị cá thể. Tất cả các bệnh nhân mắc ung thư cần được các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc.

Hoàn cảnh của các bệnh nhân ung thư thay đổi rất nhiều. Tăng tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng, hoạt động thể lực và thành phần cơ thể của các bệnh nhân ung thư, cần được tư vấn thích hợp, đầy đủ bởi các chuyên gia y tế được đào tạo cẩn thận. Lời khuyên phải cân nhắc trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân. Những người có trải qua phẫu thuật, hóa tị, hoặc xạ trị cần có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt; cũng như những người sau điều trị mà khả năng ăn hoặc chuyển hóa thức ăn bị thay đổi do quá trình điều trị; và những người ung thư giai đoạn cuối ngay lập tức cần tăng cân hoặc làm chậm quá trình giảm cân. Đó là những tình huống lâm sàng cần lời khuyên của chuyên gia y tế. Các bằng chứng không ủng hộ việc sử dụng thuốc bổ sung liều cao các vi chất dinh dưỡng là cách để cải thiện tình trạng. Người mắc ung thư cần tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, những người có thể đánh giá tính an toàn và hiệu quả của dùng thuốc bổ sung cụ thể và tư vấn có hành động thích hợp dựa vào kết quả nghiên cứu hiện tại với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Tất cả các bệnh nhân ung thư cần tuân theo các khuyến nghị về chế độ ăn, cân nặng nên có và hoạt động thể lực. Cách tiếp cận chung này cho những người mắc ung thư. Có nhiều bằng chứng rằng hoạt động thể lực và các biện pháp khác kiểm soát cân nặng có thể giúp phòng ung thư tái phát, đặc biệt là ung thư vú. Những kết quả này cùng với các khuyến nghị trong báo cáo này. Người mắc ung thư có thể có những lợi ích sức khỏe và cảm giác kiểm soát khi hoạt động thể lực thường xuyên ở mọi mức độ mà họ có thể duy trì được

5.10.2. Các bằng chứng

Các bằng chứng về bệnh nhân ung thư vẫn còn hạn chế, và có chất lượng rất thay đổi, khó để diễn giải và cũng không có kết quả rõ ràng, tin cậy. Bằng chứng ở đây không bao gồm trong giai đoạn điều trị tích cực. Thuật ngũ “người sống với bệnh ung thư” có nghĩa tất cả mọi người với hoàn cảnh biến đổi. Không chắc chắn rằng những khuyến nghị cụ thể này dựa vào bằng chứng áp dụng cho nhóm người mắc ung thư nào. Không có bằng chứng cụ thể cho những người sống với ung thư đủ rõ ràng để có thể phán xét hay khuyến nghị chắc chắn áp dụng cho tất cả bệnh nhân mắc ung thư nói chung hay một loại ung thư cụ thể nào.

5.10.3. Đánh giá

Nhóm nghiên cứu đưa ra phán xét dựa vào kiểm tra bằng chứng bao gồm cụ thể cho những người mắc ung thư, và đồng thời dựa vào kiến thức thu thập về bệnh học ung thư và mối tương tác của chúng với thực phẩm, dinh dưỡng, hoạt động thể lực và thành phần cơ thể. Không thấy có bằng chứng cụ thể trên người mắc ung thư đủ mạnh để đưa ra khuyến nghị cho họ. Điều trị nhiều loại ung thư đang dần thành công, và do vậy số người mắc ung thư đang tăng lên, sống lâu hơn, có thể đủ để mắc loại ung thư nguyên phát khác hoặc mắc bệnh mãn tính. Các khuyến nghị ở đây được mong đợi giảm nguy cơ của tình trạng này

5.10.4. Hướng dẫn thực hiện

Mục tiêu chung cúa khuyến nghị là “dừng ung thư trước khi nó bắt đầu”. Hỗ trợ quan trọng sẽ trao cho bệnh nhân ung thư, người quyết định tuân theo toàn bộ khuyến nghị chung. Cũng như có sự hỗ trợ cần thiết và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc ung thư, họ sẽ đồng thời giảm nguy cơ ung thư của mình


PGS.TS.BS Trần Văn Thuấn
Ý kiến của bạn