Các hãng hàng không ứng phó thế nào trước thực trạng thiếu hụt máy bay?

23-07-2024 08:18 | Xã hội

SKĐS - Để nguồn cung không thấp hơn 2023, Cục Hàng không chỉ đạo các hãng giảm thời gian quay đầu, tối ưu thời gian khai thác máy bay trong ngày, tăng cường bay đêm.

Tăng an ninh hàng không trong thời gian tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTăng an ninh hàng không trong thời gian tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

SKĐS - Cảng hàng không ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam được yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh tăng cường cấp độ 1 trong thời gian tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các hãng hàng không Việt Nam đang yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu phương án hỗ trợ các hãng tăng số máy bay trong bối cảnh sụt giảm 40 - 45 máy bay so với năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của 1 số hãng (Bamboo Airways, Pacific Airlines).

Theo các hãng hàng không, việc thiếu hụt máy bay (nguồn cung) chính là 1 trong những nguyên nhân gây biến động giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong giai đoạn cao điểm. Biến động giá vé khiến các hãng phải điều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội địa và làm giảm sản lượng thị trường nội địa so với cùng kỳ 2019.

Các hãng hàng không ứng phó thế nào trước thực trạng thiếu hụt máy bay?- Ảnh 2.

Cục Hàng không Việt Nam được yêu cầu nghiên cứu phương án hỗ trợ các hãng tăng số máy bay trong bối cảnh nhà sản xuất triệu hồi động cơ, hãng tái cơ cấu.

Trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn đánh giá ngành hàng không đang phải đối mặt với khó khăn từ thiếu máy bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

Trong đó, riêng về vấn đề thiếu máy bay, ông đề nghị các hãng báo cáo rõ phương án, Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, tìm giải pháp tháo gỡ để Bộ báo cáo Chính phủ. Về điều chỉnh hỗ trợ các chi phí đầu vào, doanh nghiệp chủ động đề xuất chính sách, cơ chế để Bộ xem xét, báo cáo Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để có phương án phù hợp.

Trước tình trạng thiếu hụt máy bay, Vietnam Airlines nói riêng và các hãng hàng không Việt Nam nói chung đã thực hiện 1 số giải pháp trước mắt, trong đó có thuê máy bay phục vụ cao điểm, đáp ứng tải cung ứng cho thị trường nội địa, khai thác chuyến bay đêm để có cơ hội giảm giá vé cho người dân; tiếp tục mở rộng mạng đường bay quốc tế...

Được biết, Vietjet Air đến tháng 7 đã dừng khai thác 10 tàu bay và 1 tàu sẽ dừng từ tháng 10. Theo chương trình triệu hồi, toàn bộ 50 động cơ lắp trên 25 tàu bay A321 Neo của hãng sẽ phải tháo để sửa chữa. Để giải quyết tình trạng trên, 6 tháng cuối năm 2024, Vietjet Air có kế hoạch nhận 10 máy bay. Năm 2025, Vietjet dự kiến nhận thêm 4 chiếc.

Tuy nhiên, lịch nhận tàu còn bị tác động bởi các yếu tố từ dây chuyền sản xuất, thiếu phụ tùng, vật tư, nhân công dẫn đến ảnh hưởng kế hoạch tiếp nhận tàu bay mới của Vietjet.

Thực tế, các hãng hàng không cũng khó tìm được máy bay thuê để bổ sung số lượng do giá thuê tăng cao, chưa kể giá nhiên liệu và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ...

Các hãng hàng không ứng phó thế nào trước thực trạng thiếu hụt máy bay?- Ảnh 3.

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không điều chỉnh, nâng lượt cất hạ, cánh tại một số cảng trong giờ cao điểm, chỉ đạo ổn định giá vé và giảm về mức đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, tính tới tháng 7/2024, số máy bay khai thác trung bình là 167 chiếc, giảm 51 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất máy bay nên tỷ lệ máy bay khai thác của các hãng hàng không Việt Nam trên tổng số máy bay được cấp chứng chỉ khai thác của năm 2024 giảm xuống chỉ còn 85,6%.

Xem thêm video được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 23/7.


Thành Long
Ý kiến của bạn