Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết

14-05-2023 10:04 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện phát âm.

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cha mẹ cần biếtNhững nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cha mẹ cần biết

SKĐS - Trẻ chậm nói sẽ phát âm không chuẩn, thậm chí còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Điều này khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy chậm nói ở trẻ có nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết

1. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trẻ chậm nói sẽ phát âm không chuẩn, thậm chí còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Nguyên tắc đầu tiên là không được bắt chước cách nói của trẻ, vì điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn.

2. Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này gây sự chú ý và tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà tạo ra những phản ứng tích cực trong khi giao tiếp.

3. Nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu

Có một nguyên tắc trong bài tập cho trẻ chậm nói đó là:

- Dạy từng âm cho đến khi trẻ hoàn thiện được

+ Bắt đầu bằng các nguyên âm: U….. a….. i….e…..ê

+ Sau đó đến các phụ âm: B……… p…… d….. đ……k…..n….m

+ Khi giao tiếp với trẻ được thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2.

Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 như: Lấy/cho mẹ/ cái/cốc… Hoạt động này giúp trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn khi giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.

4. Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói

Bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Mẹ vừa chơi cùng bé và chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, điều này sẽ giúp trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên của chúng. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng.

Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết - Ảnh 2.

Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Ảnh minh hoạ.

5. Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói

Mẹ có thể dùng thẻ học gồm có các con vật, các loại quả, các loại hoa… vừa chỉ tay và đọc to cho bé nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn giản như cá, gà, quả, nhà… Việc làm này sẽ kích thích trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn, bởi thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.

6. Để trẻ tự xử lý thông tin

Hãy cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng từ 5 - 10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.

7. Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ

Ở lớp học trẻ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải biết ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.

Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết - Ảnh 3.

Phát hiện sớm trẻ chậm nói và điều chỉnh kịp thời sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện phát âm. Ảnh minh hoạ.

8. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Đừng vì công việc quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện cùng trẻ mà cho trẻ làm quen với những thiết bị như: Tivi, ipad, điện thoại… Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.

9. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Đơn giản bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ biết những điều mới lạ xung quanh. Khi làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế tình trạng chậm nói ở trẻ.

10. Đưa trẻ ra ngoài trời

- Trẻ được tận hưởng không khí trong lành ngoài trời, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở trong nhà.

- Trẻ sẽ hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời trong lúc tham gia các hoạt động vận động mạnh.

- Giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, tạo điều kiện giúp trẻ nghe lời hơn.

- Bên cạnh đó, các hoạt động theo nhóm ngoài trời đòi hỏi cần sự nỗ lực thần kinh, giúp củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.

11. Thưởng phạt hợp lý

Bố mẹ đừng quên nhìn nhận biểu hiện tốt của trẻ, hãy thưởng cho con bằng hệ thống điểm thưởng. Bạn có thể lập bảng đánh giá vào những lần con hoàn thành việc tốt trong thời gian hợp lý. Trẻ cũng có thể nhìn vào bảng đó để phấn đấu trong những lần làm việc khác. Khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ củng cố hành vi tốt đó. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi trẻ làm sai cũng cần có mức phạt rõ ràng. Cha mẹ đừng quá vụn vặt, la mắng trẻ bởi những lỗi nhỏ, hãy bỏ qua để ghi nhận những nỗ lực của trẻ.

Hỗ trợ trẻ chậm nói - 7 ghi nhớ dành cho cha mẹHỗ trợ trẻ chậm nói - 7 ghi nhớ dành cho cha mẹ

SKĐS - Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này khiến cho các bậc cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.

Mời độc giả xem thêm video:

Khuyết tật trẻ em- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm, can thiệp sớm - SKĐS


PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
Ý kiến của bạn