Các giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hô hấp mạn tính tái phát

27-02-2023 16:00 | Y tế
google news

Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây kích ứng đường hô hấp, làm tái phát các đợt cấp tính ở người mắc các bệnh hô hấp mạn tính.

Các giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hô hấp mạn tính tái phát  - Ảnh 1.

Các đợt hô hấp cấp tính tái phát làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc các bệnh hô hấp mạn tính (Ảnh minh họa)

Bệnh hô hấp mạn tính tái phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Những bệnh lý hô hấp mạn tính thường có các đợt cấp tính tái phát bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính,...

Tránh ô nhiễm không khí

Nhiều bụi, dị nguyên trong môi trường sống trong nhà là nguy cơ gây ra các đợt cấp bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt.

Môi trường sống trong nhà sạch sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, giảm nồng độ các dị nguyên gây các đợt cấp của các bệnh lý hô hấp mạn tính.

Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm cũng là những yếu tố nguy cơ làm xuất hiện các đợt nhiễm trùng hô hấp. Độ ẩm lý tưởng cho đường thở là 40-60%. Ở mức này, đường thở có đủ độ ẩm để hoạt động tốt nhất, ít bị kích ứng,.

Theo dõi mức độ ô nhiễm không khí hàng ngày trên các bản tin, khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời khi có cảnh báo các chỉ số ô nhiễm không khí ở mức báo động.

Những người bệnh có tiền sử mức các bệnh hô hấp mạn tính nên tránh luyện tập gắng sức khi trời lạnh, độ ẩm không khí cao, hoặc môi trường nhiều bụi; tránh hút thuốc, khói thuốc và khói bếp, nên ở trong nhà có môi trường ổn định khi đang có đợt cấp của bệnh phổi mạn tính.

Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc

Các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ phá hủy biểu mô phế quản, làm rối loạn vận động lông chuyển của tế bào niêm mạc phế quản, gây viêm mạn tính phế quản, làm tăng nặng tình trạng bệnh ở những người mắc hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính… Hút thuốc thụ động cũng có tác động tương tự.

Giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính trong tương lai, làm chậm lại tốc độ xấu đi của chức năng thông khí phổi. Bên cạnh đó, không hút thuốc làm giảm tần suất các nhiễm trùng hô hấp, căn nguyên hàng đầu gây khởi phát các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính,...

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp hạn chế tái phát các đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính. Nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức đề kháng tốt sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ tái phát bệnh. Thường xuyên vệ sinh răng miệng, duy trì việc đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng.

Tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng, hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn cấp tính của hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính…

Điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp

Các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở răng, lợi, miệng, tai, mũi, họng cần được điều trị triệt để nhằm tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.

Biến chứng của các bệnh phổi mạn tính thường có xu hướng nặng hơn ở người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, trẻ sinh non thiếu tháng… Những biến chứng thường gặp của hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản co thắt thường gồm viêm phổi, tràn khí màng phổi, suy tim, giảm tuổi thọ, tàn phế, thậm chí tử vong.

Do vậy, những đối tượng có nguy cơ cao này cần tuân thủ đúng chế độ điều trị bệnh đang mắc.Ở những bệnh nhân nằm lâu, cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp vỗ rung lồng ngực. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày giúp người bệnh ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm trong đường thở, do vậy cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đã trở nên phổ biến trong hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp. "Tiểu thanh long thang" là bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong "Thương hàn luận" và "Kim quỹ yếu lược" của danh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1.500 năm.

Dựa trên bài thuốc này, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia của Đông dược Phúc Hưng đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao tác dụng của bài thuốc thông qua bổ sung, gia giảm một số vị thuốc phù hợp thể trạng người Việt. Từ đó cho ra đời trong chế phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm và hỗ trợ giúp thông thoáng đường hô hấp.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP- WHO), có hiệu quả trong dự phòng các bệnh lý hô hấp.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG

Dạng bào chế: Cao lỏng

Quy cách: 250 ml

Thành phần: Cho 250ml chế phẩm

Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g

Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g

Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g

Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g

Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g

Cát cánh (Radix Platycodi): 15g

Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g

Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g

Tá dược vừa đủ 250ml.

Công dụng:

Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản mạn.

Giúp đường hô hấp thông thoáng.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:

CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP

 


PV
Ý kiến của bạn